Trình độ nhận thức của người dân và tập quán văn hóa địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 39 - 42)

Muốn thực hiện tốt quyền công dân trước hết công dân phải tự nhận thức được các quyền mà mình được hưởng, nhưng khơng phải cơng dân nào cũng nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình, điều này phụ thuộc rất lớn vào trình độ nhận thức của cơng dân.

Hầu hết các xã nông thôn, thành phần dân cư đều là nơng dân, chính vì vậy khả năng nhận thức cịn hạn chế, khơng có khả năng tự bảo vệ các quyền của mình, hoặc chỉ nhận thức được một số quyền nhất định thông qua sự tuyên truyền giáo dục của chính quyền cơ sở. Điều này gây khó khăn rất lớn cho chính quyền xã trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cơng dân.

Ở một số xã người dân cịn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các phong tục tập quán địa phương, vẫn giữ tư tưởng “phép vua thua lệ làng” bởi vậy chính quyền cơ sở muốn thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương phải xem xét đến

vai trò của hương ước và tập quán văn hóa để tránh sự quan liêu, áp đặt trong điều hành các vấn đề tại địa phương.

Mặt khác, hương ước cũng đồng thời là cơ sở để xác định cơ chế giám sát của nhân dân, xác định trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, cơng chức trong việc giải quyết công việc ở địa phương.

Tóm lại những yếu tố ở trên có ảnh hưởng rất lớn tới chính quyền xã trong việc đảm bảo và thực hiện quyền công dân trên thực tế, những yếu tố đó có thể trở thành những điều kiện thúc đẩy hoặc cản trở tới quá trình thực hiện và đảm bảo quyền cơng dân của chính quyền xã.

Trong khi đó, trình độ dân trí của một bộ phận dân cư nơng thơn cịn thấp, chưa phân biệt được rõ đúng, sai, quyền lợi, trách nhiệm, dẫn đến những hành vi sai lệch. Do trình độ dân trí khơng đồng đều, nhận thức của nhân dân còn thấp nên việc tiếp thu chủ trương về thực hiện các quyền công dân ở xã cịn có những hạn chế thể hiện ở hai khuynh hướng: bàng quan hoặc lạm dụng dân chủ.

Thực tiễn đã chứng minh, chỉ khi nào người dân tự giác nhận thức được quyền hạn và nghĩa vụ của mình, tự giác tham gia vào công việc nhà nước, công việc xã hội, hoạt động với tư cách là cơng dân có tri thức văn hố mới thực sự có điều kiện thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật về dân chủ và dân chủ ở cấp xã nói riêng. Trong xã hội, những bộ phận cơng dân có trình độ dân trí thấp thường đứng ngồi chính trị và dễ trở thành đối tượng cho các mánh khoé, thủ đoạn của những lực lượng chính trị cơ hội (những điểm nóng diễn ra trên địa bàn Tây Ngun là ví dụ). Điều này đã được Hồ Chí Minh xác định rõ: “Trình độ văn hố của nhân dân ta nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hố của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” Chính vì vậy trình

độ văn hóa của và các phong tục tập quán của địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nâng cao vai trị của chính quyền cơ sở trong đảm bảo và thực hiện quyền công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)