Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 47 - 50)

2.1.2.1. Hạn chế

Qua khảo sát các xã thuộc Hà Nội bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã cho thấy vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm sau:

Thứ nhất, Pháp luật tương đối đầy đủ nhưng mà vẫn chưa tương xứng

với vị trí của nó, từ phía nội dung pháp luật đến thực thi pháp luật của người dân. Pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật bầu cử nói riêng cịn chưa hồn chỉnh, cịn nhiều khiếm khuyết. Trình độ hiểu biết pháp luật và nhu cầu sống bằng pháp luật của nhân dân cịn thấp. Vì thế thực hành dân chủ mới đạt ở mức thấp, cịn nhiều biểu hiện hình thức. Nhân dân cịn chưa biết sử dụng

và phát huy hết quyền làm chủ của mình [20, tr 184-185]. Và để xảy ra tình trạng này trách nhiệm rất lớn thuộc về chính quyền cấp cơ sở và cán bộ cấp cơ sở thiếu trách nhiệm trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân địa phương có thể hiểu và phát huy quyền làm chủ của mình.

Thứ hai, quá trình hiệp thương còn nặng nề, hợp thức hóa sự chỉ đạo

định hướng từ cấp trên. Nhìn chung, cử tri ở cơ sở bị rơi vào tình thế bị động, khơng được giới thiệu người mình tín nhiệm, mặc dù pháp luật hiện nay có quy định cho người tự ứng cử, nhưng quy định này cũng chưa đảm bảo cơng bằng, bình đẳng và chưa đảm bảo rằng người tự ứng cử là người được nhân dân tín nhiệm. Việc tự ứng cử hiện nay còn chưa được quy định chặt chẽ thậm chí cịn tuy tiện về chủ trương, thể chế và tâm lý xã hội vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho các cá nhân tự ứng cử.

Thứ ba, ở một số nơi, việc cố gắng thực hiện các dự kiến của cấp ủy

dẫn tới sự không thống nhất, đặc biệt là ở cơ sở. Có người được cấp ủy giới thiệu nhưng cử tri không bầu. Đại biểu có thể được cử tri bầu thì khơng được giới thiệu hoặc công nhận. Những đại biểu trúng cử theo cách như vậy lại rất khó làm việc với dân, mặt khác gây mất lòng tin của dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ tư, Chính quyền địa phương đặc biệt là cấp cơ sở (xã, phường, thị

trấn) là nơi trực tiếp giải quyết những vấn đề thuộc các lĩnh vực đời sống nhân dân, gần dân, sát dân hơn, được nhân dân quan tâm hơn. Bệnh quan liêu, hách dịch, cửa quyền sách nhiễu dân của các cơ quan cơng quyền cịn khá phổ biến ở nhiều nơi. Bộ máy nhà nước công kềnh, kém hiệu quả, thủ tục hành chính rờm rà, phức tạp…đã không đáp ứng kịp với nhu cầu, đòi hỏi của sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Một số công chức yếu kém về năng lực, phẩm chất, thối hóa, biến chất; tệ tham nhũng chưa được ngăn chặn, nhiều quyền lợi chính đáng của người dân bị vi

phạm…đã gây bức xúc trong nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chính quyền nhà nước. [20, tr 185-186].

Thứ năm, trong các cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Do việc

tổ chức thực hiện chế độ bầu cử một cách thiếu đồng bộ giữa cơ quan chức năng; nhiều địa phương, tổ chức bầu cử nhận thức chưa đầy đủ, vận dụng máy móc các quy định của bầu cử hoặc thiếu trách nhiệm, cục bộ, địa phương, bệnh thành tích, hình thức…dẫn đến vi phạm các quyền và nghĩa vụ của công dân và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Quy chế dân chủ ở cơ sở chưa được triển khai, thực hiện tốt, chưa phát huy hiệu quả trong hoạt động quản lý và trong sinh hoạt cộng đồng địa phương. [20, tr 186].

Thứ sáu, Sự kết hợp, phối hợp giữa các tổ chức cơ quan trong hệ thống

chính trị nhiều địa phương còn lỏng lẻo, tính chủ động, tích cực nhằm phát huy tính độc lập tương đối của từng tổ chức trong quá trình bầu cử cịn nhiều hạn chế. Do đó trong q trình bầu cử cịn nhiều khâu, nhiều công việc chưa được tập trung làm tốt, làm hạn chế kết quả bầu cử của địa phương đó. [20, tr 187].

Thứ bảy, theo quy định thì đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

phải thường xuyên tiếp xúc với cử tri (những người đã bầu ra mình) gắn bó, lắng nghe ý kiến của cư tri, nhưng trên thực tế thì mối quan hệ này cũng ít tác dụng. Bởi một số đại biểu chỉ tiếp xúc với cử tri cho đúng quy định, mà chưa có được sự gắn bó máu thịt với họ, chưa nói lên tiếng nói của cử tri. Chưa kể có một số nơi, tổ chức mặt trận và chính quyền sở tại thường lựa chọn một số “cử tri chuyên nghiệp” để gặp gỡ đại biểu mà không tạo điều kiện cho đại biểu gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri theo đúng nghĩa của nó. Đặc biệt một số địa phương còn sử dụng các biện pháp để hạn chế cử tri được tiếp xúc với các đại biểu vì sợ các vấn đề địa phương sẽ bị người dân phản ánh với các đại biểu, điều đó thể hiện sự mất dân chủ trong tiếp xúc cử tri.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)