Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 86 - 92)

Thứ nhất, phải tiếp tục đổi mới hoạt động của mặt trận tổ quốc và các

đồn thể chính trị theo hướng đa dạng hố về hình thức, về chức năng, nhiệm vụ và nêu cao tính thiết thực và hiệu quả, làm tốt chức năng phản biện, giám sát xã hội. Mặt trận tổ quốc là tổ chức rộng rãi, mang tính đại diện rất lớn, có vai trị đồn kết tồn dân, là cầu nối giữa đảng, nhà nước và nhân dân. Thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội, mặt trận tổ quốc sẽ góp phần quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra sự đồng thuận xã hội. Do đó, cần thúc đẩy việc hoàn thiện cơ chế quản lý các quá trình này. Điều quan trọng hiện nay là các tổ chức thành viên mặt trận tổ quốc phải tránh được căn bệnh nhà nước hoá, hành chính hố. Vì muốn phản biện thì phải đứng ở một vị trí khác, ở góc nhìn khác với người có dự án cần phản biện. Một khi hoạt động của mặt trận tổ quốc đã bị nhà nước hố và hành chính hố thì họ chỉ có thể làm được cơng việc chuyển tải các chủ trương, chính sách của nhà nước đến dân chúng, chứ không làm được chức năng tạo ra tương tác sống động giữa nhân dân và nhà nước. Muốn vậy phải thể chế hoá và hiện thực hoá chức năng phản biện của mặt trận tổ quốc.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện các quy định về thẩm quyền và trách nhiệm

bảo đảm quyền cơng dân của chính quyền địa phương, chính quyền cơ sở. Trước nhu cầu đổi mới về tổ chức chính quyền địa phương, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện các quyền, cũng như phát huy được tính chủ động, sáng tạo và tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa phương, chính quyền cơ sở, cần phận định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân từng cấp, cũng như chính quyền địa phương ở khu vực nông thôn trên cơ sở đặc thù riêng của mỗi địa phương (mặc dù luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 đã

quy định về thẩm quyền, trách nhiệm riêng cho chính quyền cấp Tỉnh, cấp huyện, cấp xã nhưng tựu chung vẫn mang tính chung chung.

Về việc phân cấp, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 08/2004/NQ-CP nhằm phát huy tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương, song các quy định về phân cấp vẫn chưa rõ ràng, không nhất quán. Do vậy, nên xây dựng một hệ thống luật phân cấp quản lý nhà nước trong bộ máy chính quyền nhà nước trên cơ sở xác định thẩm quyền cũng như mức độ phân quyền cho từng loại địa phương. Xác định tính tự chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và cơ quan giám sát (Hội đồng nhân dân) đối với các hoạt động của mình.

Xác định lại mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân cùng cấp. Trong trường hợp nếu coi Hội đồng nhân dân là cơ quan “đại diện cho cộng đồng dân cư, thì phải có cơ chế phân định rõ ràng về tổ chức, cơ cấu đối với Ủy ban nhân dân, các thành viên của Ủy ban nhân dân vì Ủy ban nhân dân chỉ là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân”. Vì vậy để Ủy ban nhân dân có thể thực hiện một cách toàn diện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về những chủ trương, biện pháp bảo đảm quyền công dân, phát huy tiềm năng của địa phương cần trao cho Hội đồng nhân dân quyền chủ động trong việc quyết định bộ máy chuyên môn tương ứng với Ủy ban nhân dân cùng cấp (cơ quan quản lý theo chức năng hoặc theo đối tượng quản lý…). Từ đó, Hội đồng nhân dân sẽ tập trung chủ yếu vào chức năng giám sát, nhất là đối với các cơ quan Điều tra, Tòa án và Viện kiểm sát.

Thứ ba, nâng cao năng lực, ý thức phục vụ của đội ngũ cán bộ, công

chức thực thi quyền.

Để nâng cao năng lực và ý thức phục vụ của cán bộ, cơng chức chính quyền địa phương, cần thiết phải đào tạo cho họ kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, trong đó chương trình đào tạo dần phải được đổi mới theo

hướng: Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh công chức tương ứng phù hợp với những nội dung yêu cầu cơng việc mà họ đảm nhiệm. Ví dụ như cần nâng cao năng lực của cán bộ giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, kỹ năng tiếp công dân và giải quyết các đơn từ của người dân.

Việc tuyển chọn, đánh giá, thi tuyển công chức và thi nâng ngạch công chức của các cơ quan hành chính địa phương cần được thực hiện theo chế độ bầu, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thực sự dân chủ, cơng bằng, ví dụ áp dụng cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch và các thành viên Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân giữa nhiệm kỳ; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Hạn chế những trường hợp “sống lâu lên lão làng”, mà đã trở thành tâm lý chung của một bộ phận cán bộ, cơng chức.

Hồn thiện quy chế công vụ quy định cụ thể trách nhiệm của công chức trong mối quan hệ với công dân. Có chế tài pháp lý áp dụng đối với công chức vi phạm pháp luật, gây khó khăn, sách nhiễu khi giải quyết các quyền công dân. Pháp lệnh cán bộ, công chức đã thay đổi theo hướng cán bộ, công chức phải ký hợp đồng lao động, cho phép Thủ trưởng cơ quan chấm dứt hợp đồng nếu cơng chức đó vi phạm kỷ luật khi; không hồn thành cơng việc được giao; bị người dân góp ý, phê bình q 5 lần/tháng, ngược lại, cơng chức bị sa thải trái pháp luật có quyền khởi kiện trước tòa án lao động để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Tạo động lực cho cán bộ, cơng chức chính quyền địa phương cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng: chính sách về tiền lương, phụ cấp, khen thưởng, kỷ luật cả về vật chất lẫn tinh thần.

Thứ tư, Tiếp tục nâng cao ý thức pháp luật và năng lực thực hiện quyền

Tiếp tục tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật cho người dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, giúp cho người dân hiểu biết và tôn trọng pháp luật, tin vào pháp luật, hình thành ý thức pháp luật - tôn trọng quyền của người khác cũng như biết cách bảo vệ quyền của mình khi bị xâm phạm.

Mở rộng quyền tiếp cận thông tin của công dân bằng việc các cấp chính quyền sớm xây dựng cho mình cơ chế hoạt động minh bạch, cơng khai thơng qua các quy định do chính phủ và các cấp chính quyền nắm giữ hoặc ban hành. Phổ biến những thông tin đáng tin cậy cho người dân thông qua các phương tiện truyền thơng cơng cộng: báo chí, vơ tuyến truyền hình, Internet, chương trình tiếp cơng dân tại cơ sở để cung cấp dự liệu, cũng như các quy định do chính phủ và các cấp chính quyền nắm giữ hoặc ban hành. Phổ biến những thông tin đáng tin cậy cho người dân thông qua sự trao đổi thơng tin và sự đối xử có văn hóa với cơng dân; có kế hoạch hướng dẫn cán bộ, cơng chức, các đại biểu Hội đồng nhân dân về kỹ năng trao đổi thông tin cũng như theo dõi ý kiến phản hồi của người dân đối với các thông tin để rút kinh nghiệm. Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo pháp luật, hạn chế việc người dân không hiểu biết về quyền của mình nên có tâm lý áp đặt khi thực hiện nghĩa vụ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sau khi đã đánh giá những thành tựu và hạn chế của chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân, làm cơ sở, tiền đề cho chương 3 trình bày một số, quan điểm, giải pháp nhằm phát huy vai trị của chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân như sau:

1: Về xây dựng thể chế, xây dựng nhà nước pháp quyền, xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền cơ sở.

2: Về tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính quyền cơ sở, đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới hoạt động của hệ thống chính quyền cơ sở.

3: Về nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ ở cơ sở, đưa ra các giả pháp nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức cấp cơ sở.

4: Về nâng cao, phát huy tính tích cực của cơng dân, giúp công dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình.

Từ những giải pháp cụ thể, luận văn đã đề ra những kiến nghị với Mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân để từng bước cải thiện mối quan hệ giữa cơng dân với chính quyền cơ sở, phát huy tối đa vai trò làm chủ của nhân dân, tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước.

KẾT LUẬN

Qua luận văn thấy được tầm quan trọng của chính quyền cơ sở (chính quyền xã) trong việc quản lý đất nước đặc biệt trong vấn đề bảo đảm và thực hiện quyền công dân. Việt Nam muốn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc phải là quyền lợi và trách nhiệm của nhân dân. “Nhà nước do nhân dân” thể hiện ở bộ máy chính quyền các cấp được hình thành phải thơng qua hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp bầu ra Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và ủy nhiệm cho các đại biểu thay mặt mình bầu những người xứng đáng vào các chức danh nhà nước.

Quyền công dân được bảo đảm thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có mối quan hệ mật thiết tới môi trường pháp lý, môi trường tổ chức và hoạt động có ý thức của cả hệ thống, đặc biệt là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân công dân và cộng đồng dân cư. Vai trị của chính quyền cơ sở (chính quyền xã) có vai trị quyết định trực tiếp đến việc thúc đẩy và phát triển quyền tự do, dân chủ của cơng dân. Vì vậy xác định đúng đắn tầm quan trọng của chính quyền cơ sở (chính quyền xã) sẽ làm căn cứ, cơ sở pháp lý trong việc xem xét các hoạt động bảo đảm thực hiện quyền cơng dân của chính quyền cơ sở (chính quyền xã) trên thực tế và những vấn đề đặt ra để tiếp tục nghiên cứu và có phương hướng giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)