Đảm bảo và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 59 - 68)

dân

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền tự nhiên của con người trước những vấn đề bị vi phạm để tự bảo vệ mình. Hay nói một cách khác, bản chất của quyền khiếu nại, tố cáo là quyền tự vệ hợp pháp trước những hành vi vi phạm để tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội. Đó là quyền hiến định, quyền phản hồi, quyền dân chủ và hơn thế nữa, đó là quyền để bảo vệ quyền. Chính vì vậy, khiếu nại, tố cáo là hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội. Từ khi có giai cấp, các giai cấp thống trị xã hội với những biện pháp, cách thức khác nhau để giải quyết hiện tượng này.

Ở nước ta hiện nay, khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (năm 2003) ghi nhận. Trong Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định:. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo…(Trích Điều 30 Hiến pháp 2013). Trong Điều 117 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (năm 2003) quy định; Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật; 2. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền; 3. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở đó, quyền khiếu nại, tố cáo của cơng dân đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật như Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật

Phịng, chống tham nhũng; Bộ Luật tố tụng hình sự; Bộ luật hình sự; Bộ luật dân sự, Luật đất đai… Đây chính là những cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể hiện đúng bản chất tốt đẹp của nhà nước ta - nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

2.3.1. Kết quả đạt được 2.3.1.1. Tuyên truyền 2.3.1.1. Tuyên truyền

- Chính quyền xã phối hợp với các ban ngành tổ chức tuyên truyền cho công dân hiểu về quyền khiếu nại, tố cáo của mình thơng qua các buổi giáo dục pháp luật tại các đơn vị dân cư.

- Thời gian vừa qua thành phố Hà Nội đã tổ chức một số lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở về nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân các cấp, các ngành.

- Phổ biến các quy định trong quy trình tiếp và xử lý đơn thư trong khiếu nại tố cáo, đã niêm ết quy trình tại các trụ sở Ủy ban nhân dân xã để người dân có thể dễ dàng tra cứu và tìm hiểu.

- Hà Nội đã làm tốt và thực hiện theo chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 1130 của thanh tra Chính phủ: Nhiều địa phương đã làm tốt cơng tác vận động quần chúng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc tạo điều kiện cho Hội nông dân các cấp tham gia, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2.3.1.2. Đảm bảo các điều kiện vật chất

- Một số địa phương đã quan tâm đầu tư trang thiết bị làm việc mới cho công tác tiếp dân và xử lý đơn thư như hệ thống máy tính có nối mạng Internet.

- Xây dựng khang trang các trụ sở tiếp dân, cung cấp các các thông tin cần thiết về thủ tục khiếu nại tố cáo trực tiếp đến người dân.

- Chăm lo đến đời sống vật chất của các cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân để họ yên tâm công tác.

2.3.1.3. Về cơ chế, tổ chức

- Tăng cường các biện pháp giải quyết dứt điểm các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn; chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai…

- Để đảm bảo quyền lợi của công dân được đảm bảo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã thành lập các tổ cơng cơng tác phối hợp với các chính quyền cơ sở tiến hành rà sốt, giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Điều này đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là những người khiếu nại, tố cáo.

- Sự tham gia của chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong việc tổ chức thực hiện hoặc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số xã bằng việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại đã góp phần giải quyết khiếu nại, tố cáo một cách triệt để, tránh tình trạng khiếu nại, vượt cấp.

- Tổ chức chỉ đạo các phịng ban tham gia vào q trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, thuộc lĩnh vực của phịng nào thì phịng đó phải giải quyết, tránh được tình trạng đùn dẩy trong giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số vấn đề nhạy cảm như đất đai, nhà ở.

2.3.1.4. Thành tựu

Trong những năm qua thành phố Hà Nội đã làm khá tốt công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, hạn chế khiếu nại vượt cấp, chính quyền cơ sở đã cố gắng làm tốt từ công tác tiếp dân, nhận đơn từ khiếu nại, tố cáo giải quyết các đơn từ tố cáo trong thẩm quyền cho phép và đã đạt được những thành tựu sau:

- Ở cơ sở công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua, nhìn chung đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần khơi phục lại những quyền và lợi ích chính đáng của cơng dân; kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nhằm giữ gìn kỷ cương, trật tự tại cơ sở, tạo lịng tin của người dân vào chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước nơi mình đang sinh sống và lao động, động viên nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy mọi người hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

Trong 5 năm vừa qua, nhiều địa phương hầu như không phát sinh mới các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh đã được tập trung giải quyết dứt điểm từ cơ sở. Các vụ việc khiếu kiện đông người được tập trung chỉ đạo giải quyết và cơ bản ổn định.

Để đạt được những thành tựu nêu trên một phần dựa vào những thuận lợi sau:

Thứ nhất, quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền

cơ bản, quan trọng của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và các văn bản pháp luật khác. Cùng với việc ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Hiến pháp cũng xác định trách nhiệm của nhà nước trong bảo đảm các quyền của công dân. Trên cơ sở những văn bản pháp luật trên, thẩm quyền, trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp đặc biệt là cấp cơ sở cũng được xác định một cách chặt chẽ.

Thứ hai, Chính quyền xã đã có những hoạt động tích cực bám sát sự chỉ

đạo của chính quyền cấp trên chỉ đạo kịp thời từ cơng tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại ở địa phương mình quản lý. Đặc biệt là sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và mặt trận tổ quốc trong việc giải

quyết kịp thời các bức xúc của nhân dân đặc biệt là những vụ khiếu nại, đơn thư nhạy cảm phức tạp kéo dài.

Thứ ba, Chính quyền xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn cơng dân chấp hành và thực hiện khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật đạt kết quả tích cực; có trường hợp sau khi được giải thích cơng dân đã tự nguyện rút đơn. Hồ sơ giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo nhìn chung đảm bảo chất lượng. Các vụ khiếu nại được tập trung giải quyết kịp thời không gây tồn đọng và đạt được kết quả tích cực. Những đơn thư khơng thuộc thẩm quyền giải quyết, Ủy ban nhân dân xã đã thực hiện chuyển đơn tới cơ quan thụ lý và có thơng báo tới các cá nhân đứng đơn được biết.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì cơng tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân vẫn bộc lộ những mặt hạn chế sau:

Thứ nhất, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song qua giám sát cho thấy hiệu

quả công tác tiếp dân của chính quyền cơ sở chưa cao; việc thực hiện trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết, trả lời đơn thư của nhiều xã, cơ quan có thẩm quyền chưa tốt, nhiều đơn thư công dân gửi đến đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố được chuyển đến cơ quan thẩm quyền xem xét, giải quyết, đã hết thời hạn giải quyết và được đôn đốc nhiều lần, nhưng cơ quan giải quyết khơng có văn bản thơng báo, trả lời. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng thơng tin q trình giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn, chưa thông tin một cách hiệu quả giúp cho lãnh đạo thành phố, quận, huyện, đại biểu dân cử các cấp khi thực hiện tiếp dân theo quy định.

Thứ hai, việc chấp hành quy định của luật về thời hạn giải quyết khiếu

q trình giải quyết kéo dài, khơng đảm bảo thời hạn, nhất là các vụ việc liên quan đến đất đai, thực hiện chính sách xã hội… là nguyên nhân dẫn đến người khiếu nại, tố cáo tiếp tục gửi đơn đến nhiều cấp, hoặc chuyển sang tố cáo chính quyền bao che sai phạm.

Thứ ba, việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết

luận giải quyết tố cáo đã có hiệu lực pháp luật cịn hạn chế, khơng triệt để nên vẫn tồn đọng chưa dứt điểm, một số công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

- Một số quy định của pháp luật còn bất cập, thiếu rõ ràng, cụ thể hoặc có sự chồng chéo mâu thuẫn, nên khi giải quyết khơng có đủ cơ sở pháp lý hoặc lúng túng trong áp dụng pháp luật (chủ yếu là các quy định về quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở, quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai).

- Chính sách về giải phóng mặt bằng liên quan đến lợi ích của người sử dụng đất còn nhiều bất cập, nhất là về giá đất chưa phù hợp, có sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường so với giá thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế đã gây nên tâm lý chung cho người khiếu kiện cho rằng giá tiền bồi thường thu hồi đất trả thấp, không sát với giá thị trường, làm người dân bị thiệt thòi, nên người dân bị thu hồi đất khiếu nại khơng nhất trí với phương án bồi thường.

- Hồ sơ quản lý của các cơ quan chức năng (sổ địa chính, bản đồ địa chính) lưu trữ khơng đầy đủ hoặc còn thiếu nên khi phát sinh khiếu nại, tố cáo không đủ tài liệu để xem xét, kết luận giải quyết nên công tác xác minh gặp nhiều khó khăn, thường kéo dài.

- Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo, triển khai tổ chức thực hiện quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật của một số xã cịn thiếu quyết liệt, cịn có tâm lý ngại va chạm, nhất là đối với các vụ việc tồn đọng theo Nghị quyết 22/2009/HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố.

- Nhận thức về pháp luật, áp dụng pháp luật và trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của một bộ phận cán bộ nhất là cán bộ cơ sở còn hạn chế nên giải quyết một số vụ việc chưa khách quan, chưa kịp thời hoặc chưa bảo đảm vụ việc được giải quyết hợp lý, hợp tình nên cơng dân khơng nhất trí, tiếp tục khiếu nại.

- Công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa tốt chính vì vậy ý thức chấp hành pháp luật khiếu nại, tố cáo của một số công dân kém, một số trường hợp đã được các cấp xem xét giải quyết đúng quy định của pháp luật nhưng cố tình khiếu kiện kéo dài.

- Cơng tác quản lý đất đai ở một số xã còn bị buông lỏng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền ở một số nơi còn thiếu quyết liệt. Trong một số trường hợp khi giải quyết còn ngại va chạm, né tránh, sợ liên đới trách nhiệm.

- Công tác phối hợp giữa các ban ngành với ủy ban nhân dân xã trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, triển khai thực hiện quyết định, kết luận đã có hiệu lực pháp luật có lúc, có việc chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, nhất là việc phối hợp giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện các quyết định liên quan đến các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng theo nghị quyết 22/2009/NQ-HĐND của HĐND Thành phố.

- Công tác tiếp dân của lãnh đạo xã, tổ chức đối thoại để người dân được trình bày những vướng mắc, trở ngại, bày tỏ tâm tư, nguyên vọng qua

đó nắm rõ để giải quyết nhưng chưa được chính quyền xã chú trọng. Chính quyền xã đã khơng dành thời gian đối thoại trực tiếp với công dân, nắm bắt cụ thể sự việc hoặc né tránh, đùn đẩy lên cấp trên. Đặc biệt hơn nữa một số cán bộ xã cịn có thái độ thách đố người dân. Chính thái độ làm việc khơng đúng mực đó đã đẩy bức xúc của người dân tăng cao. Người dân khiếu nại vượt cấp và mong muốn được cấp trên giải quyết tốt hơn, nhanh hơn. Việc làm này đã khiến nhiều vụ từ đơn giản trở lên phức tạp, mất thời gian của công dân và chính quyền các cấp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở địa phương.

- Cơng tác hịa giải khơng được phát huy và chú trọng thực hiện. Chính vì hạn chế từ cơng tác hịa giải của chính quyền xã nên nhiều vụ khiếu nại tố cáo của công dân trở nên căng thẳng hơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 đi sâu vào thực trạng chính quyền cơ sở trong việc bảo vệ quyền cơng dân trên các lĩnh vực như sau:

1: Đánh giá việc tổ chức ứng cử, bầu cử ở các xã nông thôn trên địa bàn Hà Nội. Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực bầu cử, ứng cử thông qua khảo sat số liệu tại một số xã thuộc địa bàn Thành phố Hà Nội; Từ đó chỉ ra được hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

2: Mục thứ 2 là đánh giá việc công dân tham gia vào các hoạt động quản lý của cơ quan hành chính địa phương cấp cơ sở đó là các hoạt động như đóng góp, xây dựng chính sách của nhà nước, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, cống, đường xá, những thành tựu mà chính quyền cơ sở cấp xã ở hà Nội đã đạt được, nhưng bên cạnh đó cịn có những hạn chế và tìm ra được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)