hiện quyền cơng dân trên cơ sở hồn thiện hệ thống pháp luật về quyền công dân
Bảo đảm pháp lý là một bộ phận cấu thành của các bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, trong đó có các quyền và nghĩa vụ cơ bản. Các bảo đảm pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân quy định trong các luật, ngành luật được cụ thể hóa từ các quy định của Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ và nó bao hàm cả nội dung bảo đảm thực hiện các chế định
quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân trong Hiến pháp. Có thể xác định các bảo đảm pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong hiến pháp bao gồm các dạng thức cơ bản sau:
Thứ nhất, cần quy định thẩm quyền liên quan đến thực hiện quyền và
nghĩa vụ của công dân, quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng cấp trong thực hiện và đảm bảo quyền cơng dân được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật.
Thứ hai, xác định rõ ranh giới giữa thực hiện quyền và nghĩa vụ của
công dân, chỉ rõ cơng dân được quyền gì và nghĩa vụ gì đối với nhà nước và xã hội. Pháp luật cần làm rõ trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng chính quyền đặc biệt là chính quyền cơ sở.
Thứ ba, quy định trách nhiệm của nhà nước, cán bộ công chức trong
việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
Thứ tư, quy định thủ tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân.
Thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong hệ thống pháp luật bao gồm rất nhiều các thủ tục khác nhau như thủ tục bầu cử, thủ tục tư pháp áp dụng trong tòa án xét xử các vụ việc hành chính, hình sự, dân sự. Trong khoa học pháp lý, quy phạm thủ tục được xác định là bảo đảm cho việc thực hiện các quy phạm nội dung. Tất nhiên, không phải khi nào thủ tục cũng là tốt. Ví dụ, trong cải cách hành chính hiện nay ở nước ta, thủ tục hành chính khơng cần thiết thì phải được loại bỏ để cơng dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình được dễ dàng, thuận lợi. Nhưng, khi có sự hiện diện cần thiết của thủ tục thì khi đó, thủ tục cần phải được quy định theo các yêu cầu chặt chẽ để bảo đảm cho các quy định pháp luật (nội dung) được thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất. Trong hiến pháp các nước đều có quy định ít hoặc nhiều thủ tục pháp lý cho hoạt động của các cơ quan nhà nước có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong hệ thống pháp
luật, các thủ tục hành chính, tư pháp đều có vai trị rất lớn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đó.
Thứ năm, quy định chế tài bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ. Chế
tài bao gồm các chế tài hành chính, hình sự, dân sự, kỷ luật hành chính và cả chế tài hiến pháp áp dụng đối với người thực hiện quyền hay nghĩa vụ và đối với cán bộ, cơng chức liên quan. Chế tài với tính cách là công cụ cưỡng chế nhà nước áp dụng nhằm tạo ra hậu quả bất lợi đối với người vi phạm pháp luật và thể hiện sự lên án của nhà nước và xã hội. Qua chức năng trừng trị, giáo dục, phịng ngừa và khơi phục quan hệ xã hội bị vi phạm, chế tài bảo đảm cho quyền hay nghĩa vụ của công dân được thực hiện. Chế tài có thể được áp dụng bởi tịa án hay cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ sáu, quy định về giải quyết tranh chấp pháp luật về quyền và nghĩa
vụ. Các tranh chấp pháp luật này có thể là tranh chấp pháp luật giữa các cá nhân, tổ chức, cơ quan và giữa nhà nước với các chủ thể này liên quan đến việc thực hiện quyền hay nghĩa vụ của công dân. Các tranh chấp được giải quyết dưới nhiều hình thức khác nhau theo các thủ tục nhất định do các cơ quan, tổ chức thực hiện.
Thứ bảy, giải thích chính thức quy định về quyền và nghĩa vụ trong hiến pháp. Giải thích quy định đó có thể được thực hiện bởi cơ quan tài phán trong quá trình xét xử các tranh chấp hay vi phạm quyền và nghĩa vụ hiến pháp. Nhưng giải thích pháp luật có thể được thực hiện do các nhu cầu về xem xét tính hợp hiến của việc ban hành một đạo luật hay văn bản pháp luật khác hoặc để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật hợp hiến trong trường hợp liên quan đến quyền của cơng dân, cá nhân. Việc giải thích này có thể do tịa án, cơ quan thường trực của Quốc hội thực hiện.
Như vậy, liên quan đến quyền cơng dân, giải thích hiến pháp thực hiện chức năng là tạo ra cơ sở để đánh giá về tính hợp hiến đối với các sự kiện đã
xảy ra (một đạo luật đã được thông qua, quyết định, hành vi của cơ quan nhà nước đã ban hành hay thực hiện đối với công dân) hoặc sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai (đạo luật sẽ được thông qua, khả năng ban hành quyết định hay thực hiện hành vi pháp luật nào đó với cơng dân.
Thứ tám, Giám sát, kiểm tra việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công
dân. Về bản chất, đây là hoạt động theo dõi, xem xét, đánh giá thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
Trong Hiến pháp, pháp luật các nước, các bảo đảm trên đây đều được ghi nhận và được thực hiện trên thực tế, nhưng ở các mức độ khác nhau hoặc rất khác nhau. Đối với nước ta, cả Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 cũng đã ghi nhận các dạng thức bảo đảm đó. Khoản 2 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quy định quyền và nghĩa vụ của cơng dân. Chúng ta cũng đã có các văn bản pháp luật quy định về thẩm quyền của các cấp cơ quan, những người có chức vụ trong việc giải quyết, xử lý các công việc liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính.... Giới hạn của việc thực hiện quyền hay nghĩa vụ được quy định trong nhiều văn bản trên các khía cạnh chung cũng như cụ thể, ví dụ: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14 Hiến pháp 2013); Trong quan hệ pháp luật hành chính giữa Nhà nước và cơng dân đã có khối lượng lớn các văn bản pháp luật quy định về thủ tục hành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhiều văn bản pháp luật đã cụ thể hóa nội dung cũng như xác định
ranh giới thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân. Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 và Luật Cán bộ, cơng chức 2008 đã có các quy định về trách nhiệm của Nhà nước, của cán bộ, công chức trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân cả về nguyên tắc chung và cả trong các công việc cụ thể của công dân như: trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền của công dân; các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, (Điều 28, 29, 30 Hiến pháp 2013)… Trong hệ thống pháp luật, các chế tài dân sự, kinh tế, hành chính, hình sự, kỷ luật hành chính đã được xác định trong Hiến pháp và các luật, pháp lệnh khá đầy đủ. Các tranh chấp pháp luật về quyền hay nghĩa vụ được giải quyết theo con đường hòa giải, tòa án, trọng tài phi chính phủ. Giải thích quy định về quyền hay nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp, luật do Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện. Công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan nhà nước, cả hệ thống chính trị nói chung và tồn xã hội.