3.1 Quan điểm nâng cao vai trị của chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân thực hiện quyền công dân
3.1.1 Nâng cao vai trị của chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân trên cơ sở cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền quyền cơng dân trên cơ sở cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở
Trong những năm gần đây cải cách hành chính đã trở thành một vấn đề quan trọng cấp bách không những đảng và nhà nước quan tâm chỉ đạo triển khai mà còn được nhân dân hết sức chú ý.
Tiến hành cải cách chính quyền xã trên tất cả các phương diện thể chế hành chính, bộ máy hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, cải cách tài chính công.
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân vì vậy phải tiến hành đồng bộ từ cải cách lập pháp, tư pháp, hành chính trong đó cải cách hành chính được xác định là trọng tâm của cải cách chính quyền.
Cải cách hành chính trong chính quyền xã tác động tới tất cả các bộ phận trong chính quyền, trước hết là tới đội ngũ cán bộ, công chức xã. Do ảnh hưởng từ các yếu tố địa phương như điều kiện kinh tế xã hội, phong tục, tập quán của địa phương chính vì vậy đội ngũ cán bộ, cơng chức xã được hình thành và phát triển từ các nguồn khác nhau, năng lực và trình độ khơng đồng đều.
Cải cách hành chính địi hỏi những thay đổi trước hết là thay đổi tư duy, phong cách lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã thể hiện trên những khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, cải cách mơ hình tổ chức và hoạt động phải được xem là cải
cách trọng tâm.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã, đang hình thành và phát triển chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang được xúc tiến mạnh mẽ. Trong điều kiện đó, địi hỏi phải tiếp tục đổi mới đồng bộ, phù hợp với kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; phải “thực hiện dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển” (Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI)
Thực hiện cải cách bộ máy nhà nước những năm qua cho thấy các nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và các giải pháp cải cách mới được tập trung, ưu tiên cho bộ máy chính quyền trung ương, hướng vào các thiết chế quan trọng như: Quốc hội, chính phủ. Trong lúc đó vấn đề cải cách chính quyền địa phương tuy được đặt nhưng cũng chỉ mới dừng lại trong nhưng quan điểm chung về chính quyền địa phương mà chưa thực sự đi sâu từng cấp, chính quyền cụ thể. Đặc biệt vấn đề tổ chức và hoạt động của cấp chính quyền cơ sở vẫn chưa thật sự được chú ý và thực tế nếu được đề cập thì cũng mới dưới dạng một sự lưu ý nào đó chưa thật sự rõ nét. Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, nếu như cách thức tổ chức quyền lực nhà nước ở cấp trung ương quyết định tính chất và mơ hình chính thể của một quốc gia, thì cách thức tổ chức, thực thi quyền lực ở cơ sở quyết định hiệu quả và sức mạnh của nhà những chính quyền cơ sở với các đặc điểm của mình ln là hình ảnh cụ thể của nhà nước trong nhận thức và trong mắt mỗi người dân.
Do vậy, cần phải điều chỉnh lại trọng tâm của cải cách bộ máy nhà nước, cần hướng cải cách mạnh mẽ xuống cơ sở, xem chính quyền cơ sở là một trong những khâu trọng yếu của chiến lược cải cách.
Thứ hai, mơ hình cải cách chính quyền cơ sở đảm bảo nghiên cứu, xây
dựng trên cơ sở quán triệt hai nguyên tắc.
Đảm bảo quyền lực nhà nước được tổ chức và thực hiện thống nhất, thông suốt từ trung ương đến tận cơ sở và nguyên tắc tự quản ở cơ sở.
Đối với nguyên tắc đảm bảo quyền lực nhà nước được tổ chức và thực hiện thống nhất và thơng suốt, địi hỏi tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở cần được tổ chức sao cho mọi đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước đảm bảo thi hành thống nhất và nhất quán trên phạm vi toàn lãnh thổ và trên từng địa bàn cơ sở, thay mặt cho quyền lực nhà nước để thực thi các nhiệm vụ, chức năng thẩm quyền của nhà nước trên địa bàn cơ sở. Chính quyền cơ sở là cấp chính quyền cuối cùng, có trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên, trên cơ sở Luật Nhà nước.
Nguyên tắc tự quản ở chính quyền cơ sở cũng là một yếu tố quan trọng chi phối việc tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở theo tinh thần của nguyên tắc này, chính quyền cơ sở cần được quan niệm là một hình thức tổ chức, thực hiện tự quản của dân chúng. Điều này có ý nghĩa là việc tổ chức chính quyền cơ sở cần phải tính đến các đặc điểm, truyền thống làng xã Việt Nam, cách thức tổ chức chính quyền cơ sở ở làng, xã Việt Nam trong lịch sử đều chú trọng đến yếu tố tự quản của làng, xã.
Thứ ba, Đổi mới quan niệm và nhận thức về chính quyền cơ sở trong cơ
cấu tổ chức bộ máy Nhà nước ta.
Để có quan niệm đầy đủ và phù hợp với chính quyền cơ sở cần thiết phải khắc phục quan niệm lâu nay xem chính quyền cơ sở chỉ thuần túy là cáp
chính quyền thấp nhất, là cấp dưới trực thuộc của cấp huyện, cấp tỉnh, chịu sự lãnh đạo điều hành trực tiếp của chính quyền cấp trên, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cấp trên giao phó theo đúng quan hệ quyền uy và phục tùng. Các quan niệm về chính quyền cơ sở như vậy vơ hình chung đã biến chính quyền cơ sở thành cơng cụ giải quyết vấn đề của cấp trên. Về thực chất, mối quan hệ giữa chính quyền cơ sở với các cấp chính quyền cấp trên rất phức tạp. Trong mối quan hệ hành chính, quyền lực, chính quyền cơ sở là chính quyền cấp dưới các cấp huyện, cấp tỉnh do vậy, có trách nhiệm phục tùng chính quyền cấp trên, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo sự phân cấp của pháp luật, sự ủy quyền của chính quyền cấp trên. Nhưng trong mối quan hệ dân chủ với tư cách là một cấp chính quyền đặc thù có phạm vi tự chủ xác định nhằm thực hiện quyền tự quản cộng đồng thì khơng thể xem chính quyền cơ sở là chính quyền cấp dưới của bất kỳ của một cấp chính quyền cấp trên nào. Trong ý nghĩa này chính quyền cơ sở có vai trị và vị trí độc lập tương đối, có quyền tự quyết các cơng việc của mình trong phạm vi quyền tự chủ theo luật định và nhu cầu của chế độ tự quản cộng đồng dân cư trên địa bàn. Như vậy cần thấy rằng chính quyền cơ sở phải được tổ chức và hoạt động theo hai tư cách; cơ quan công quyền và cơ quan tổ chức thực hiện tự quản cộng đồng dân cư.
Trong vai trò là cơ quan cơng quyền, chính quyền cơ sở là cơ quan chấp hành quyền lực nhà nước trên địa bàn, chịu sự lãnh đạo, kiểm tra của chính quyền cấp trên theo quan hệ quyền uy và phục tùng. Trong vai trò tổ chức thực hiện quyền tự quản cộng đồng, chính quyền cơ sở là một cơ quan tự chủ, độc lập, chịu trách nhiệm trước cộng đồng dân cư và sự kiểm tra, giám sát của dân cư trên địa bàn.
Với cách đặt vấn đề như vậy có thể quan niệm chính quyền cơ sở là một cấp chính quyền bao gồm chính quyền hành chính nhà nước mà cơ quan
đại diện cho ý chí và lợi ích của nhân dân tại cơ sở, do nhân dân địa phương bầu ra, có chức năng thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện quyền tự quản của các cộng đồng dân cư trên địa bàn.