Đảm bảo và thực hiện quyền tham gia vào các công việc chung của nhà nước và xã hội của công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 51 - 53)

nhà nước và xã hội của công dân

Quyền được tham gia vào các công việc chung của nhà nước và xã hội là một trong những quyền cụ thể của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, đây cũng là một hình thực để nhân dân quản lý và làm chủ nhà nước.

Theo Hiến pháp 1992 Điều 53 quy định: “Cơng dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả đất nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý”.(Hiến pháp 1992).

Đặc biệt tại Hiến pháp 2013 quy định tại Điều 28 Khoản 1. Cơng dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Khoản 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Cùng với những quy định chung, trong sự phát huy dân chủ, Chính phủ đã có Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện Dân chủ cơ sở, trong đó quy định các việc chính quyền cơ sở phải công khai xin ý kiến của nhân dân và quy định cụ thể các cơng việc mà người dân có quyền quyết định tại địa phương. Đây là sự thừa nhận về mặt nhà nước về tầm quan trọng của quyền này trong đời sống chính trị của cơng dân, là cơ sở pháp lý để công dân phát huy tính tích cực của mình.

Như vậy, các văn bản pháp lý hiện hành đã quy định khá cụ thể các hình thức, phương thức tham gia của nhân dân trong việc quản lý, xây dựng các chính sách, pháp luật của nhà nước. Người dân có thể tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật thông qua đại biểu trong các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), các tổ chức chính trị - xã hội mà mình tham gia hoặc

qua các phương tiện thơng tin đại chúng, nhưng cũng có thể quyết định trực tiếp các vấn đề ở tầm quốc gia khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý, hoặc trực tiếp quyết định các vấn đề ở cơ sở theo quy định của pháp luật. Sự tham gia của nhân dân được thực hiện trong tồn bộ q trình xây dựng chính sách: từ các đề xuất sáng kiến ban đầu, đến việc tiến hành triển khai xây dựng, quyết định và thi hành chính sách. Tuy nhiên, tùy vào tính chất của những chính sách cụ thể mà người dân có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, ở mức độ khác nhau.

Việc tham gia các công việc chung của nhà nước và xã hội khơng chỉ là quyền mà cịn là nghĩa vụ của mọi công dân đối với nhà nước mình. Nhà nước cần phải thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật cho dân biết, dân hiểu và dân tự giác thực hiện.

Nhân dân tham gia công việc chung của nhà nước thể hiện bằng các hình thức sau:

- Tham gia hội họp.

- Tham gia bàn bạc quyết định các chính sách. - Tham gia bàn bạc xây dựng cơ sở hạ tầng.

2.2.1. Kết quả đạt được 2.2.1.1. Tuyên truyền 2.2.1.1. Tuyên truyền

- Tổ chức tuyên truyên trên các phương tiện thơng tin đại chúng về các chính sách và pháp luật của nhà nước để người dân làm quen và tiếp cận dần với các chính sách và pháp luật của nhà nước để từ đó đưa ra các ý kiến đóng góp một cách chính xác nhất.

- Tổ chức các cuộc họp tại các khu dân cư để tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chương trình “tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

- Tổ chức các cuộc họp tại các khu dân cư để tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.

- Chính quyền xã thường xuyên tổ chức những buổi thảo luận ở các đơn vị dân cư, tích cực xây dựng các dự thảo luật, xây dựng và sửa đổi Hiến pháp. Tiến hành lấy ý kiến của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp thơng qua q trình tiếp xúc, lấy ý kiến ở từng hộ gia đình, từng đơn vị dân cư.

2.2.1.2. Đảm bảo các điều kiện vật chất

- Xây dựng kế hoạch tổ chức kinh phí cho các cuộc thảo luận ở các đơn vị dân cư.

- Đảm bảo cơ sở vật chất như: Hội trường, đầy đủ các hệ thống trang thiết bị như máy móc, cơ sở dự liệu, các phương tiện phục vụ cho các buổi thảo luận, các cuộc tiếp xúc cử tri.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)