CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3. Thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam 14
2.3.1. Thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
Một nghiên cứu của Welford và Frost (2006) đánh giá hoạt động CSR ở châu Á, bao gồm cả những lợi ích và thách thức của việc thực hiện CSR tại khu vực này. Nghiên cứu được tiến hành từ quan điểm của các nhà máy sản xuất chứ không phải là người tiêu dùng. Tác giả đã tiến hành 24 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với nhà quản lý trách nhiệm xã hội, quản lý nhà máy sản xuất và / hoặc chủ doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, không giống như các nước phương Tây, các công ty châu Á không gặp nhiều áp lực từ người tiêu dùng về vấn đề trách nhiệm xã hội. Các công ty cố gắng tuân theo một quy tắc ứng xử bởi vì người mua (các nhà bán lẻ) địi hỏi điều đó, nhưng kiểm tra việc thực hiện các quy tắc này thường thiếu xót.
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù là
vấn đề mới mẻ, nhưng bước đầu đã được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý. Bằng chứng là, bắt đầu từ năm 2005 và liên tục qua các năm 2006, 2007, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các hiệp hội Da giày, Dệt may trao giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.
Và trên cơ sở kế thừa trên cơ sở kế thừa thành công của Giải thưởng Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp trong ngành da giầy và dệt may qua các năm 2005, 2006 và 2007; vào năm 2009, Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI)
đã tái khởi động giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và tiếp tục tổ chức
vào năm 2012 và kết quả trong năm 2009, đã lựa chọn được 47 doanh nghiệp và
năm 2012 đã có 41 doanh nghiệp xứng đáng được tơn vinh trong 2 lĩnh vực, lao
động và môi trường.
Như vậy dễ dàng nhận thấy, ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam
đã nhận thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và sẽ trở thành một trong
tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới.
Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp lớn
đang hoạt động tại Việt Nam, ngồi trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, đã đăng
ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao
động. Có thể kể đến các chương trình nổi bật như: “Tơi u Việt Nam” của Honda,
chương trình giao dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em các tỉnh miền núi của Unilever, quỹ học bỗng “Vinamilk – ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam” hay chương trình “Ngơi nhà mơ ước” của thép Pomina.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều
đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, khơng bảo đảm an tồn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ơ nhiễm
mơi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng cho các dịng sơng và cộng đồng dân cư của các Công ty
Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, cơng ty Hyundai Vinashin (Khánh Hịa), cơng ty Vedan. Các nghi án gian lận trong báo cáo kinh doanh nhằm chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các công ty: Cocacola, Pepsi. Các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp
luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động
cũng khơng cịn là hiện tượng hiếm thấy đã và đang gây bức xúc cho xã hội.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tương đối mới mẻ với Việt
Nam. Song, trong những năm gần đây, trước thảm họa về môi trường và những hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, vấn đề trách nhiệm xã hội được
nghiệp hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững. Để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, thì việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và việc hồn thiện hành lang pháp lý để thực hiện nó là việc làm cấp thiết.
2.3.2. Thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng hàng tiêu dùng
Ngành hàng tiêu dùng là một ngành hàng thân thuộc và gắn liền với nhu cầu tối thiểu của con người (nhu cầu sinh tồn). Vì vậy, cùng với sự phát triển của xã hội và văn minh trong tiêu dùng, đã dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng và các mối quan tâm của người tiêu dùng được mở rộng ra ngoài vấn đề giá,
chất lượng của sản phẩm,…mà đó là các vấn đề liên quan đến hành xử của doanh
nghiệp đối với các bên liên quan (mơi trường, đạo đức, pháp luật,…). Do đó, các
doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng dường như đã có một sự tự ý thức được về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Với mục đích chinh phục trái tim của người tiêu dùng, trong những năm vừa qua các hoạt động về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp luôn được coi trọng và hàng loạt các chương trình được triển khai với số tiền lên đến trăm tỉ đồng.
Điển hình như, nhãn hàng nước giải khát Vfresh thuộc Công ty sữa Việt Nam
Vinamilk phối hợp với Tổng cục môi trường xây dựng nên “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” bằng việc trích 50 đồng trên mỗi sản phẩm Vfresh bán ra với tổng số tiền cam kết tối thiểu là 3 tỉ đồng.
Hay công ty Kinh Đô dành gần 1,8 tỷ đồng cho hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo: tặng vé xe cho thanh niên công nhân; thăm và tặng quà Tết cho trẻ em và các gia đình khó khăn vui đón Xn Q Tỵ 2013.
Đặc biệt, dự án hỗ trợ dinh dưỡng Lâm sàng (AFINS), là sự hợp tác giữa
Quỹ Abbott, Đại học Boston, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng quốc gia và
Đại học Y Hà Nội được triển khai từ năm 2010 với kinh phí hỗ trợ từ Quỹ Abbott
Bên cạnh đó vẫn cịn một số doanh nghiệp đã vi phạm trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp, như Vedan “bức tử sông Thị Vải” trong 14 năm, với tổng khối lượng
chưa xử lý được đổ trực tiếp ra sông Thị Vải được xác định là 105.600m3/tháng.
(cand.com.vn, 2012)
Hay các nghi án chuyển giá của các doanh nghiệp nước ngoài khác như: Coca cola và Pepsi, cụ thể: Báo cáo kết quả kinh doanh của Coca Cola tại Việt Nam trong mười năm gần đây là một chuỗi thua lỗ kéo dài. Lỗ lũy kế của Coca đến tháng 9/2011 là 3.758 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh số của Coca Cola không ngừng tăng lên theo từng năm, thậm chí theo thống kê của Cục Thuế Tp.HCM trong vòng 4 năm (2007-2010), tổng doanh thu của hãng này đã tăng gấp 2,5 lần từ 1.000 tỷ lên 2.500 tỷ. Liên tục báo lỗ, nhưng Coca Cola không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng, mở
rộng thị trường để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Kinh doanh trên sổ sách thua lỗ
nhưng công ty mẹ vẫn tiếp tục rót vốn 300 triệu USD trong vịng 3 năm tới nâng
tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam lên nửa tỷ USD. Còn đối với Pepsi, kể từ khi
thành lập đến năm 2006, cơng ty này cịn lỗ 122 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính đến hết năm
2010 là 1.206 tỷ đồng. Đối nghịch với kế quả báo cáo lỗ trong nhiều năm liền
những Pepsi vẫn không ngừng đầu tư xây dựng nhà máy mới ở Đồng Nai (45 triệu USD), Bắc Ninh (73 triệu USD), nâng tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam lên đến 500 triệu USD.(cafeland.vn, 2013)
Đặc biệt là vụ hàng loạt hãng nước tương có chứa lượng 3-MCPD (chất gây
ung thư) vượt quá mức cho phép, có loại lên đến hơn 2000 lần. Với một loạt các cơ sở vi phạm như: Vitecfood (sản xuất nước tương Chinsu), Nam Dương, Hương
Phương Nam, Thái Phát, Lợi Ký, Trung Nam, Hồng Hải, Đơng Phương, Vĩnh
Phước, Kim Thành, Vị trai lá Bồ đề, Phú Tấn, Thanh Huy, Thiên Hương, Thanh
Phát, Bông Mai, Đông Nam, Hạnh Phúc, Bách Hảo và Trường Thành. (dantri.com.vn, 2012)