Cảm nhận của người tiêu dùng về hoạt động trách nhiệm xã hội doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cảm nhận về hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng đến dự định mua lại của học viên cao học tại thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 Mơ hình nghiên cứu 18 

2.4.1. Cảm nhận của người tiêu dùng về hoạt động trách nhiệm xã hội doanh

nghiệp ngành tiêu dùng

Như đã đề cập trong phần khái niệm, ngành tiêu dùng là ngành cung cấp các

sản phẩm nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người: ăn, mặc,..Điều này

dẫn đến một tập hợp các yêu cầu trong hoạt động CSR với ngành hàng tiêu dùng: nguyên liệu sản xuất (nguyên liệu an toàn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng), các vấn đề mơi trường (ví dụ như sử dụng năng lượng và nước; rác thải), vấn đề xã hội (tình trạng lao động) và những điều kiện gắn liền trong toàn bộ chuỗi giá trị cũng như chất lượng và an toàn của sản phẩm (Maloni & Brown, 2006).

Để làm rõ cảm nhận của người tiêu dùng về hoạt động trách nhiệm xã hội

doanh nghiệp ngành tiêu dùng, 5 thành phần chính của hoạt động trách nhiệm xã

hội doanh nghiệp sẽ được đưa ra để xem xét và đánh giá.

Cảm nhận về hoạt động trách nhiệm kinh tế: là việc doanh nghiệp đảm bảo

lợi nhuận, khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng của doanh nghiệp và góp phần phát triển kinh tế (Caroll, 1991). Trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp cịn là cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo u cầu của thị trường và có lợi nhuận. Ngồi vấn đề lợi nhuận, trách nhiệm kinh tế còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin sản phẩm, phân phối, bán hàng và cạnh tranh. (UNIDO, 2002).

Cảm nhận về hoạt động trách nhiệm pháp luật: chính là sự cam kết của

doanh nghiệp với xã hội (Caroll, 1991). Các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ pháp luật một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi. Trách nhiệm pháp lý là thành phần bổ sung

đầy đủ cho trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp, trong phạm vi quy định của hệ

thống pháp luật của đất nước. Điều này có thể bao gồm việc tuân thủ các yêu cầu

pháp lý khác nhau bao gồm cả an toàn lao động, tiêu chuẩn môi trường và các luật thuế (Garriga & Mele, 2004). Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận.

Cảm nhận về hoạt động trách nhiệm đạo đức: là những quy tắc, giá trị được

xã hội chấp nhận nhưng chưa được đưa vào văn bản luật (Caroll, 1991). Doanh

nghiệp tuân thủ pháp luật chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Doanh nghiệp còn cần phải thực hiện cả các cam kết ngoài

luật. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện, nhưng lại chính là trung tâm của trách

nhiệm xã hội. Theo Garriga & Mele (2004), trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp là làm những gì là đúng, cơng bằng và tránh gây tổn hại đến tự nhiên và con người. Trách nhiệm đạo đức là một cấp bậc khác cao hơn trách nhiệm tuân thủ những yêu cầu pháp lý. Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tơn trọng, được trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty.

Cảm nhận về hoạt động trách nhiệm từ thiện: là những hành vi của doanh

nghiệp vượt ra ngồi sự trơng đợi của xã hội, như quyên góp ủng hộ người khó

khăn, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng (Caroll, 1991). Là các

hoạt động đóng góp cho xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở các nước đang phát triển, hoạt động từ thiện được thể hiện dưới các hình thức qun góp…(Crane và Matten, 2005). Trách nhiệm từ thiện của doanh nghiệp được thể hiện qua những hoạt động như quyên góp ủng hộ người khó khăn, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng..

Cảm nhận về hoạt động trách nhiệm môi trường: Hoạt động của cơng ty có

thể gây ảnh hưởng đến mơi trường dưới nhiều hình thức. Vì vậy trách nhiệm mơi trường của doanh nghiệp là các hoạt động nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực

xảy ra trong tự nhiên xung quanh môi trường do hoạt động kinh doanh (Van

Marrewijk, 2003). Những tác động này có thể bao gồm: sử dụng quá mức, nguồn tài nguyên không tái tạo tự nhiên của năng lượng, ơ nhiễm lãng phí, sự thối hóa của

đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, phá rừng. Do đó, trách nhiệm mơi trường của

doanh nghiệp là các hoạt động nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực xảy ra

trách nhiệm mơi trường: phịng ngừa ô nhiễm môi trường, sử dụng tài nguyên bền vững, bảo vệ môi trường và phục hồi môi trường tự nhiên (UNIDO, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cảm nhận về hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng đến dự định mua lại của học viên cao học tại thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)