Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủ

2.2.1.1. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phịng RRTD được xem là một cách kiểm soát những tổn thất cho vay dự kiến và có khả năng phát hiện và xử lý được những tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng dự kiến mức độ mất vốn càng cao sẽ thực hiện việc trích lập dự phịng cao hơn, điều này làm giảm thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, tỷ lệ dự phòng RRTD và RRTD ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều (Hasan và Wall (2003)).

Dự phòng RRTD được sử dụng để dự phịng xử lý những khoản có thể bị tổn thất trong tương lai trong các danh mục cho vay (Ahmed và cộng sự (1998)). Các

tác giả cũng cho rằng, tỷ lệ dự phịng RRTD có mối quan hệ cùng chiều với RRTD. Một sự gia tăng trong tỷ lệ dự phòng RRTD đồng nghĩa với một sự gia tăng trong RRTD ngân hàng và làm suy giảm chất lượng tín dụng.

Ngân hàng trong hoạt động cho vay luôn ẩn chứa nhiều rủi ro và rủi ro quan trọng nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng chính là RRTD. Do đó, ngân hàng ln trích lập dự phịng hàng năm và hạch tốn vào chi phí hoạt động để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi (theo quy định tại thơng tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi thì dự phịng rủi ro được chia thành dự phòng chung và dự phòng cụ thể1. Trong đó, tỷ lệ trích lập dự phịng chung là 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4; tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể là: nhóm 1: 0%, nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50% và nhóm 5: 100%). Do đó, khi ngân hàng có RRTD càng cao, đồng nghĩa với việc trích lập dự phịng càng cao để dự phịng cho những mất mát xảy ra. Vì vậy, RRTD ngân hàng và tỷ lệ dự phịng RRTD có mối quan hệ cùng chiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 27)