Tỷ lệ lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủ

2.2.2.2. Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay thông qua các kênh khác nhau và mối quan hệ với nợ xấu có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều. Lạm phát cao có thể làm cho việc trả nợ dễ dàng hơn do việc giảm giá trị thực của các khoản vay nợ hoặc đơn giản là bởi vì lạm phát cao sẽ làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm do tác động của đường cong Phillips. Tuy nhiên, lạm phát cao cũng có thể là giảm khả năng trả nợ của người vay do việc giảm thu nhập thực tế của khách hàng. Hơn nữa, khi xem xét đến lãi suất cho vay, lạm phát có thể làm giảm khả năng trả nợ của người vay bởi vì người cho vay sẽ điều chỉnh lãi suất để duy trì thu nhập thực tế hoặc đơn giản là để vượt qua sự gia tăng trong lãi suất chính sách là kết quả của việc thực thi chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát (Nkusu (2011)). Trong bối cảnh này, mối quan hệ giữa nợ xấu và lạm phát có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều. Bằng nghiên cứu thực nghiệm ở 26 quốc gia phát triển từ năm 1998 đến năm 2009 và kết quả hồi quy từ việc sử dụng mơ hình vectơ tự hồi quy, Nkusu (2011)

tìm thấy giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều.

Castro (2013) cũng cho rằng, lạm phát có ảnh hưởng hai chiều đối với

RRTD. Lạm phát cao có thể làm cho việc trả nợ dễ dàng hơn do việc giảm giá trị thực của các khoản vay. Tuy nhiên, lạm phát cao cũng làm suy yếu khả năng trả nợ của người vay do việc giảm thu nhập thực tế. Do đó, mối quan hệ giữa lạm phát và RRTD có thể cùng chiều hoặc ngược chiều.

Các nghiên cứu thực nghiệm khác của Ahmad và Bashir (2013) nghiên cứu sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và trong đó có biến tỷ lệ lạm phát lên RRTD ở các NHTM Pakistan từ năm 1990 đến năm 2011. Bằng mơ hình pooled regression, các tác giả đã cho rằng giữa tỷ lệ lạm phát và RRTD có mối quan hệ ngược chiều. Kết quả này cũng được ủng hộ bởi nghiên cứu của các tác giả Chaibi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 34)