Kết luận về kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng

hàng và kinh tế vĩ mơ đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

5.1.1. Ảnh hưởng của các biến đặc trưng ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam Ngân hàng thương mại Việt Nam

5.1.1.1. Tỷ lệ nợ xấu của năm trước

Kết quả nghiên cứu đã hỗ trợ bằng chứng cho thấy tỷ lệ nợ xấu của năm trước thực sự có tác động đến tỷ lệ nợ xấu của năm nay và đặc biệt sự tác động này là cùng chiều. Tỷ lệ nợ xấu của NHTM ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh và tính an tồn của hệ thống các NHTM cũng như gắn chặt với hiệu quả quản trị điều hành của các cấp lãnh đạo NHTM. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ nợ xấu của năm trước tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu năm nay tăng trung bình 34,71% trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Castro (2013) và Chaibi và Ftiti (2014).

5.1.1.2. Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng

Trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và RRTD là quan trọng nhất. Do đó, các NHTM đều phải trích lập dự phịng RRTD để xử lý các khoản nợ xấu nếu có phát sinh. Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa biến tỷ lệ dự phòng RRTD và tỷ lệ nợ xấu và kết quả này cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Hasan và Wall (2003), cụ thể là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và xét trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014, khi tỷ lệ dự phòng RRTD gia tăng 1% sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu của các NHTM tăng trung bình khoảng 171,46%. Các NHTM khi trích lập dự phịng RRTD cao dẫn đến nợ xấu gia tăng là do trình độ của cán bộ tín dụng chưa đáp ứng cũng như công tác thanh tra, giám sát và chỉ đạo hoạt động của các NHTM trong việc

theo dõi khoản vay, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro chưa kịp thời và chính xác.

5.1.1.3. Tỷ số hiệu quả hoạt động

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ số hiệu quả hoạt động tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu tăng trung bình 1,91% trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014. Các nghiên cứu của Berger và DeYoung (1995) và Chaibi và Ftiti (2014) trong một số trường hợp cũng có kết quả

tương tự. Các NHTM kiểm sốt chi phí khơng hiệu quả, tồn tại sự yếu kém trong khâu thẩm định khoản vay, quản lý, kiểm tra sử dụng vốn vay và giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mặt khác, khi các điều kiện tự nhiên hoặc các trường hợp bất ngờ xảy ra mà bản thân các NHTM không lường trước được sẽ khiến cho các NHTM hao tốn một khoản chi phí để khắc phục các hậu quả khơng lường trước được này. Chính điều này đã làm cho hoạt động của NHTM không hiệu quả và góp phần làm gia tăng RRTD.

5.1.1.4. Tác động địn bẩy

Các nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2014) đều cho rằng, mối quan hệ giữa

tác động đòn bẩy và tỷ lệ nợ xấu là cùng chiều. Tuy nhiên, trong điều kiện các NHTM ở Việt Nam lại cho ra một kết quả ngược lại. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, khi tác động địn bẩy gia tăng 1% thì tác động làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm trung bình 2,19% trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014, ảnh hưởng này khơng lớn. Trong một chừng mực nào đó, nếu các NHTM quản trị tốt cấu trúc vốn của mình, khơng để cho xảy ra tình trạng mất cân đối vốn thì khả năng chi trả của các NHTM vẫn còn đáp ứng, do đó tỷ lệ nợ xấu của các NHTM vẫn được đảm bảo.

5.1.1.5. Thu nhập ngoài lãi

Việc các NHTM đa dạng hóa hoạt động của mình sẽ góp phần giúp cho năng lực cạnh tranh được củng cố cũng như gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Kết quả

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ thu nhập ngoài lãi gia tăng 1% sẽ tác động làm cho tỷ lệ nợ xấu gia tăng 0,14% trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014, tác động này rất nhỏ. Tuy nhiên, kết quả hồi quy này lại khơng có ý nghĩa trong trường hợp ở Việt Nam và kết quả này cũng tương tự cho kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2014).

5.1.1.6. Khả năng sinh lợi

Khi các NHTM quản lý yếu kém hoạt động kinh doanh, khơng kiểm sốt rủi ro tốt sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và từ đó làm cho tỷ lệ nợ xấu của các NHTM gia tăng. Biến khả năng sinh lợi thỏa kỳ vọng về dấu, có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi khả năng sinh lợi gia tăng 1% sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm trung bình 0,87% trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014 và hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2014) và Louzis và cộng sự (2010). Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, biến

này khơng có ý nghĩa thống kê.

5.1.2. Ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mơ đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

5.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP thực của năm trước

Tốc độ tăng trưởng GDP thực phản ánh được thực trạng tình hình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gặp nhiều thuận lợi, hoạt động ngân hàng cũng vì thế mà hạn chế được rủi ro do không gặp phải vấn đề mất năng lực chi trả từ khách hàng. Mặt khác, trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014 chứng kiến nhiều sự biến chuyển trong nền kinh tế Việt Nam bằng việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO, điều này càng thúc đẩy cho nền kinh tế Việt Nam tiếp thu được những nền văn minh hiện đại trên thế giới và học hỏi được những kỹ năng quản trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, hầu hết các chính sách kinh tế vĩ mơ tác động đến nền kinh tế có một độ trễ nhất định và việc kiểm định mơ hình cho thấy mối tương quan âm giữa tốc độ tăng trưởng GDP thực

của năm trước và tỷ lệ nợ xấu là hồn tồn phụ hợp với tình hình kinh tế Việt Nam (hệ số giữa tốc độ tăng trưởng GDP thực của năm trước và tỷ lệ nợ xấu là - 0,699037). Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước đây của Louzis và cộng sự (2010) và Castro (2013).

5.1.2.2. Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu, biểu hiện ở việc tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu tăng trung bình 10,28% xét trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014 và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nghiên cứu của Farhan, Sattar, Chaudhry và Khalil (2012) cũng ủng hộ kết quả

này. Trên thực tế, khi lạm phát gia tăng, đồng nghĩa với việc chỉ số giá của hàng loạt các mặt hàng trong nền kinh tế tăng lên, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh tăng lên đáng kể, ngoài ra lãi suất các NHTM cũng gia tăng theo tác động của lạm phát càng làm gia tăng gánh nặng nợ nần cho các doanh nghiệp, điều này khiến các khách hàng đi vay gặp rất nhiều áp lực trong việc thanh toán nợ vay ngân hàng, từ đó làm cho RRTD của ngân hàng gia tăng.

5.1.2.3. Tỷ lệ thất nghiệp

Hầu hết tất cả các nghiên cứu trên thế giới đều ủng hộ kết quả cho rằng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều, khi tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế gia tăng sẽ tác động làm cho tỷ lệ nợ xấu của các NHTM gia tăng. Tuy nhiên trong điều kiện ở Việt Nam và cụ thể là phân tích ở 25 NHTM cho thấy, mối quan hệ này là ngược chiều và kết quả hồi quy có ý nghĩa thống kê, cụ thể là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng 1% thì sẽ có tác động làm giảm tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTM 103,61% xét trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014. Trong một chừng mực nào đó, mối quan hệ này vẫn có thể chấp nhận được bởi vì khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thông qua hiệu ứng đường cong Phillips sẽ tác động làm cho tỷ lệ lạm phát gia tăng. Một mặt như phân tích ở trên, tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu nhưng

theo các nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2014) và Zribi và Boujelbène (2011), kết quả nghiên cứu vẫn chấp nhận kết quả là tỷ lệ lạm phát và RRTD có mối quan hệ ngược chiều.

5.1.2.4. Tỷ giá hối đoái

Kết quả hồi quy cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ giá hối đoái tăng 1% chỉ làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm trung bình 0,000267% trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014. Mối quan hệ này là ngược chiều và các nghiên cứu của Zribi và Boujelbène (2011) cũng ủng hộ kết quả này. Một

NHTM trong mối quan hệ với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu nhộn nhịp sẽ thấy rất rõ tác động của tỷ giá hối đoái này. Mặc dù tỷ giá hối đoái của Việt Nam theo cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý nhưng việc quản lý này vẫn cịn nhiều bất cập do khơng bắt kịp với xu hướng biến động quá nhanh của thị trường ngoại hối. Khi tỷ giá hối đối tăng lên, thì đồng nội tệ sẽ tăng giá nếu ở trường hợp Việt Nam. Điều này sẽ khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu, cải thiện được cán cân thương mại của nền kinh tế. Chính hoạt động xuất nhập khẩu đa dạng này sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc tạo ra nguồn thu dồi dào, từ đó sẽ khơng tạo áp lực trong việc thanh toán các khoản nợ vay ngân hàng, góp phần giúp cho các NHTM hạn chế được RRTD.

5.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 85)