Thực trạng nền kinh tế vĩ mô Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 46)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng nền kinh tế vĩ mô Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về tình hình nền kinh tế vĩ mơ Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014 Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trưởng GDP thực (%) 8,50 6,20 5,30 6,80 5,90 5,20 5,40 6,00 Tỷ lệ lạm phát (%) 8,30 23,00 6,90 9,20 18,70 9,20 6,60 4,10 Lãi suất thực (%) 1,40 -5,60 3,60 0,90 -3,60 2,30 5,40 4,80 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2,30 2,40 2,60 2,60 2,00 1,80 2,00 2,40 Tỷ giá hối đoái

USD/VND 16.105 16.302 17.065 18.613 20.510 20.828 20.935 21.159 (Nguồn: http://www.adb.org/publications/series/asian-development-outlook;

http://data.worldbank.org/indicator; http://finance.vietstock.vn/du-lieu-vi-mo)

3.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP thực

Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP thực từ năm 2007 đến năm 2014

(Nguồn: http://www.adb.org/publications/series/asian-development-outlook) 8,50% 6,20% 5,30% 6,80% 5,90% 5,20% 5,40% 6,00% 0,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00% 7,00% 8,00% 9,00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trưởng GDP thực

Tốc độ tăng trưởng GDP thực trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014 biến động không nhiều, mức cao nhất đạt 8,50% vào năm 2007 và mức thấp nhất đạt 5,20% vào năm 2012. Năm 2007, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là kết quả minh chứng cho những nổ lực không ngừng trong hoạt động kinh tế của Việt Nam nhiều năm qua theo hướng mở cửa hội nhập với thị trường thế giới và thành tựu này thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP thực cao và đạt 8,50%. Trong thời kỳ này, nền kinh tế thế giới có những biến chuyển tích cực, các đối tác chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, các quốc gia châu Âu và đặc biệt là khu vực châu Á có tốc độ tăng trưởng cao, giá hàng hóa trên thị trường thế giới tương đối thấp, các rào cản thương mại tại các nước được gỡ bỏ nhờ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn. Chính điều này đã thúc đẩy cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, mở rộng thị phần và tăng kim ngạch xuất khẩu. Nhờ đó, sản phẩm Việt Nam cạnh tranh được với thế giới và chất lượng cũng như sản lượng tăng nhiều hơn so với trước đây. Ngoài ra, trong năm 2007 này, trên tinh thần hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thực thi nhiều cam kết trong khuôn khổ WTO và các hiệp định song phương và đa phương đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh. Những điều kiện thuận lợi này đi đôi với mơi trường chính trị và pháp luật ổn định đã thu hút nhiều dòng chảy vốn từ các quốc gia trên thế giới vào Việt Nam; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Kể từ năm 2008 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại và không sôi nổi bằng năm 2007 – năm đánh dấu cột mốc Việt Nam gia nhập WTO (điển hình là tốc độ tăng trưởng GDP thực có chiều hướng suy giảm qua các năm). Dưới tác động của cuộc khủng hoảng và suy thối tồn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng nặng nề. Hội nhập kinh tế quốc tế tuy rất có lợi cho Việt Nam những cũng từ đó nền kinh tế Việt Nam cũng phụ thuộc ít nhiều vào các nước trên thế giới. Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2011, giá nguyên nhiên liệu thế giới tăng cao đã gây sức ép không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam, điều này cũng tạo áp lực lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Trong thời kỳ này, dòng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam cũng ít đi do tác động của cuộc khủng

hoảng tài chính tồn cầu. Để hạn chế những ảnh hưởng khơng nhỏ từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, trong khoảng thời gian này, các chính sách của Chính phủ được đưa ra một cách linh hoạt: khi xuất hiện áp lực lạm phát và bất ổn kinh tế thì chính sách đưa ra là thắt chặt tài khóa và tiền tệ; ngược lại khi lạm phát có dấu hiệu giảm thì thực hiện chính sách nới lỏng để chống lại hiện tượng suy giảm kinh tế.

3.1.2. Tỷ lệ lạm phát

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014

(Nguồn: http://www.adb.org/publications/series/asian-development-outlook)

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam biến động mạnh trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2012 và có xu hướng giảm dần đến năm 2014. Năm 2007, Việt Nam vẫn giữ được tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải và đạt dưới 2 con số (tỷ lệ lạm phát là 8,30%). Tuy nhiên con số này gia tăng rất nhanh và cán mốc 23,00% vào năm 2008. Trong khoảng thời gian này, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn dưới tác động lan truyền của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Trong giai đoạn này, giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục gia tăng điều này đã khiến cho chi phí sản xuất tăng cao. Mặt khác, vấn đề quản lý chính sách của nhà nước cịn khá lỏng lẻo và bất cập đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Chính điều này đã khiến cho Việt Nam đối mặt với nguy cơ lạm phát cao. Trong thời kỳ mở cửa hội nhập này, nhiều dòng vốn quốc tế đã ồ ạt

8,30% 23,00% 6,90% 9,20% 18,70% 9,20% 6,60% 4,10% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ lạm phát

chảy vào Việt Nam nhiều khi vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Mặt khác, NHNN tăng cung tiền để mua vào một số lượng lớn ngoại tệ nhưng khơng có những biện pháp trung hịa giữa đồng nội tệ và ngoại tệ cũng như quy định khá chặt chẽ vấn đề tỷ giá USD/VND. Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam và nhiều khi đã nhập khẩu lạm phát từ nước ngoài và gây sức ép nặng nề cho lạm phát của Việt Nam. Các chính sách của Chính phủ Việt Nam trong khoảng thời gian này tập trung vào kiềm chế lạm phát, cụ thể Chính phủ đã trình Quốc hội điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008 từ mức 8,5% - 9% xuống 7% và chuyển sang ưu tiên kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu. Đến những tháng cuối năm, trước tác động hết sức bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, Chính phủ đã chuyển hướng mục tiêu chính sách sang duy trì tăng trưởng kinh tế, ngăn ngừa suy giảm kinh tế. Theo đó, các chính sách được thực hiện đồng bộ, linh hoạt, góp phần làm ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Năm 2009 và năm 2010, lạm phát Việt Nam đã giảm đáng kể và giữ ở mức 1 con số, đây được ghi nhận làm những năm kiềm chế lạm phát khá chặt. Tuy nhiên sang năm 2011, lạm phát của Việt Nam tăng đột biến và đạt 18,70%. Trong khoảng thời gian này, tình hình lạm phát trên thế giới diễn ra phức tạp và ln trong tình trạng lạm phát cao. Mặt khác, giá cả dầu thô, nguyên nhiên vật liệu tăng cao đã làm ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Bên cạnh đó, Nhà nước điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu như điện, than, xăng dầu, tiền lương tối thiểu, học phí, …tác động lan truyền làm tăng giá hàng hóa khác và lạm phát kỳ vọng. Điều này đã tạo áp lực lên lạm phát cho Việt Nam. Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội Khóa XIII, Chính phủ cho rằng chính việc nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa kéo dài trong nhiều năm đã tạo áp lực cho lạm phát gia tăng vì trong khoảng thời gian này, mục tiêu hàng đầu của Chính phủ là đẩy mạnh đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội tuy nhiên cơ cấu kinh tế và hoạt động đầu tư còn kém hiệu quả.

Từ năm 2012 đến 2014, lạm phát ln được duy trì ở mức vừa phải và trung bình vào khoảng 6,50%. Mặc dù mức lạm phát này vẫn được 30oc ho khá cao so với các nước trong khu vực, nhưng nhìn tổng thể thì điều này đã thể hiện những nổ lực rất lớn của Việt Nam trong việc kiểm soát giá cả. Tuy nhiên nếu duy trì lạm phát ở mức thấp trong khi nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn được cải thiện, tổng cầu trong nền kinh tế suy giảm cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho nền kinh tế.

3.1.3. Lãi suất thực

Biểu đồ 3.3. Lãi suất thực của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014

(Nguồn: http://data.worldbank.org/indicator)

Tình hình lãi suất thực của Việt Nam qua các năm biến động gắn liền với từng chính sách quản lý nhà nước của Chính phủ. Nhìn chung, lãi suất thực của Việt Nam biến động không đáng kể qua các năm, đặc biệt chỉ riêng năm 2008 và năm 2011, lãi suất thực âm (năm 2008 lãi suất thực là -5,60%; năm 2011 lãi suất thực là -3,60%). Nguyên nhân lãi suất thực âm có thể giải thích là do sự biến động trong tỷ lệ lạm phát. Trong hai năm này, lạm phát Việt Nam tăng đột ngột (năm 2008 tỷ lệ lạm phát là 23,00%; năm 2011 tỷ lệ lạm phát là 18,70%) đã ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế. Để kiềm chế sự tăng quá cao từ lạm phát trong hai năm này, Chính phủ đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, từ đó làm cho lãi

1,40% -5,60% 3,60% 0,90% -3,60% 2,30% 5,40% 4,80% -8,00% -6,00% -4,00% -2,00% 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Lãi suất thực

suất danh nghĩa tăng cao, tuy nhiên mức tăng trong lãi suất danh nghĩa không bằng mức tăng trong tỷ lệ lạm phát, điều này đã làm cho lãi suất thực trong nền kinh tế thấp dưới mức 0%. Từ năm 2012 đến năm 2014, dưới tác động của hàng loạt chính sách cắt giảm lãi suất danh nghĩa của NHNN, lãi suất thực dần ổn định trở lại và đạt ở mức 4,80% năm 2014.

3.1.4. Tỷ lệ thất nghiệp

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014

(Nguồn: http://data.worldbank.org/indicator)

Từ năm 2007 đến năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp khơng có sự biến động nhiều. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ thất nghiệp tương đối bằng phẳng. Trong khoảng thời gian này, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất đạt 1,80% vào năm 2012 và cao nhất đạt 2,60% vào năm 2009, 2010. Khoảng chênh lệch này khơng nhiều chỉ vào khoảng 0,8%. Nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam tương đối thấp hơn so với các nước trên thế giới. 2,30% 2,40% 2,60% 2,60% 2,00% 1,80% 2,00% 2,40% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ thất nghiệp

3.1.5. Tỷ giá hối đoái

Biểu đồ 3.5. Tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014

(Nguồn: http://finance.vietstock.vn/du-lieu-vi-mo)

Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014, tỷ giá hối đối có nhiều sự biến động và có xu hướng tăng qua các năm. Điều này đồng nghĩa với việc VND ngày càng trở nên mất giá. Khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2009 đánh dấu sự biến động trong các phản ứng chính sách tỷ giá của Việt Nam. Trong năm 2007, do sự gia tăng ồ ạt của dịng tiền đầu tư nước ngồi vào Việt Nam – đây là kết quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và điển hình là Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, nguồn cung ngoại tệ tăng mạnh và vượt quá cầu ngoại tệ nên tỷ giá mua bán USD/VND của các NHTM ở mức rất thấp. Ngoài ra, việc cho vay dưới chuẩn của Mỹ đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến thị trường thế giới và điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 đã xảy ra, ảnh hưởng rất nặng nề đến nền kinh tế thế giới. Đồng USD mất giá mạnh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất USD, vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối tăng mạnh, tỷ giá USD/VND trở nên ổn định hơn và việc chênh lệch cao giữa lãi suất USD và VND đã khuyến khích người dân bán USD để gửi VND. Mặt khác, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn biến rất phức tạp, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất huy động và cho vay VND tăng

16105 16302 17065 18613 20510 20828 20935 21159 0 5000 10000 15000 20000 25000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

quân liên ngân hàng liên tục và thường xuyên điều chỉnh mở rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đối. Điển hình là năm 2009, NHNN đã chủ động điều chỉnh biên độ tỷ giá từ ±3% lên ±5% từ ngày 24/03/2009 đồng thời hỗ trợ cung cầu ngoại tệ để góp phần tạo tính thanh khoản cho thị trường và trong khoảng thời gian này, tỷ giá đã gia tăng lên đến 17.065 VND/USD. Bắt đầu từ tháng 06/2009, lãi suất USD sụt giảm đáng kể chỉ còn từ 3,0 - 3,5%/năm, NHNN sử dụng các biện pháp tăng giá niêm yết, giảm biên độ dao động của tỷ giá để tránh tình trạng ngoại tệ căng thẳng. Năm 2010, NHNN đã chủ động điều chỉnh tỷ giá mua bán ngoại tệ của các TCTD tăng lên đến 5,52% và thực hiện nhiều biện pháp ổn định thị trường ngoại hối đồng thời quy định trần lãi suất tiền gửi USD của tổ chức kinh tế chỉ là 1%/năm cũng như chỉ đạo các NHTM hạn chế cho vay nhập khẩu các mặt hàng khơng thiết yếu. Tín dụng ngoại tệ trong năm 2010 cũng có sự gia tăng đáng kể do việc khuyến khích từ NHNN trong việc đẩy mạnh mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ và đến cuối năm 2010, tỷ giá đã gia tăng lên đến 18.613 VND/USD. Năm 2011, NHNN đã quyết định nâng tỷ giá liên ngân hàng lên 20.693 VND/USD và điều chỉnh giảm biên độ dao động của tỷ giá từ 3% xuống còn 1%. Trong năm 2012, NHNN đã sử dụng rất linh hoạt các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá để ổn định thị trường, cụ thể như: can thiệp trực tiếp vào tỷ giá bình quân liên ngân hàng và ấn định ở mức 20.828 VND/USD cho cả năm, thu hẹp và siết chặt hơn các khoản cho vay bằng ngoại tệ theo hướng kiểm soát chặt chẽ đối với các khách hàng khơng có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay ngân hàng, …. Các biện pháp này được NHNN thực hiện đồng thời, kết hợp linh hoạt và nhất quán và giữ ổn định tỷ giá và đến cuối năm 2012, tỷ giá hối đoái là 20.828 VND/USD. Năm 2013- 2014, NHNN đề ra mục tiêu duy trì ổn định tỷ giá trong biên độ dao động không quá 2-3% và điều hành chặt chẽ theo tín hiệu thị trường đồng thời thực hiện các biện pháp tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước và chống hiện tượng đơ la hóa trong nền kinh tế. Việc giữ ổn định tỷ giá sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững, kiềm chế lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế sâu rộng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 46)