Tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủ

2.2.2.5. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đối có những tác động hỗn hợp. Một mặt, tỷ giá hối đoái làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu và ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ. Mặt khác, nó có thể cải thiện khả năng trả nợ của những người đi vay với các khoản vay bằng đồng ngoại tệ. (Nkusu (2011)). Các dấu hiệu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và RRTD là không xác định.

Cũng đồng quan điểm trên, Castro (2013) sử dụng biến tỷ giá hối đoái để

phân tích năng lực cạnh tranh bên ngồi. Một sự gia tăng trong tỷ giá hối đối có nghĩa là đồng tiền trong nước đang được định giá cao, làm cho hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong quốc gia đó rẻ hơn một cách tương đối. Tác giả sử dụng tỷ giá hối đoái thực đa phương làm thước đo tỷ giá hối đoái, và theo kết quả hồi quy từ việc nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến RRTD ở nhóm 5 NHTM Châu Âu, tác giả tìm thấy tỷ giá hối đối và RRTD có mối quan hệ cùng chiều.

Kết quả nghiên cứu của hai tác giả Chaibi và Ftiti (2014) cho rằng tỷ giá hối đối và RRTD có mối quan hệ hỗn hợp. Cụ thể, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và RRTD là cùng chiều trong trường hợp nghiên cứu ở Pháp và kết quả trên hoàn toàn ngược lại cho các nghiên cứu ở Đức.

Tổng hợp kết quả thực nghiệm về những ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD của các NHTM

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm

STT Các biến số Diễn giải

Tác động cùng chiều (+)/ngược chiều (-) Tên tác giả A Biến phụ thuộc - Tỷ lệ nợ xấu B Biến độc lập

I Các biến số đặc trưng ngân hàng

1 Tỷ lệ dự phòng RRTD Tỷ lệ dự phòng RRTD/Tổng tài sản + Ahmed và cộng sự (1998) Hasan và Wall (2003); 2 Tỷ số hiệu quả hoạt động

Chi phí hoạt động/Thu

nhập hoạt động +/- Berger và DeYoung (1995) 3 Tác động đòn bẩy Tổng nợ phải trả/Tổng tài

sản + Chaibi và Ftiti (2014) 4 Tỷ số khả năng thanh toán Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản - Berger và DeYoung (1995) 5 Thu nhập ngoài lãi

Thu nhập ngoài lãi/Tổng

thu nhập - Louzis và cộng sự (2010)

6 Quy mô Logarit tự nhiên của tổng

tài sản +/-

Stern và Feldman (2004); Zribi và Boujelbène (2011)

7 Khả năng sinh lợi Lợi nhuận sau thuế/Vốn

chủ sở hữu -

Louzis và cộng sự (2010); Chaibi và Ftiti (2014)

II Các biến số kinh tế vĩ mô

1 Tốc độ tăng trưởng GDP thực Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của GDP thực - Louzis và cộng sự (2010); Castro (2013); Chaibi và Ftiti (2014) 2 Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát hàng năm +/- Nkusu (2011); Castro (2013)

3 Lãi suất thực Lãi suất thực hàng năm +

Louzis và cộng sự (2010); Nkusu (2011); Castro (2013) 4 Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm + Bofondi và Ropele (2011); Castro (2013); Messai và Jouini (2013)

5 Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái hàng năm +/- Nkusu (2011);

Castro (2013)

Kết luận chương 2

RRTD là loại rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. RRTD xảy ra sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho bản thân ngân hàng mà còn cho nền kinh tế. Thông qua việc định nghĩa, phân loại, phân tích nguyên nhân xảy ra RRTD và hậu quả của RRTD sẽ giúp cho việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến RRTD được dễ dàng hơn để từ đó giúp cho các nhà làm chính sách và cơ quan giám sát ngân hàng đưa ra được những giải pháp nhằm hạn chế RRTD. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD ngân hàng nhưng tựu trung lại có hai nhóm yếu tố như sau: Nhóm các yếu tố đặc trưng ngân hàng: Tỷ lệ dự phòng RRTD,

tỷ số hiệu quả hoạt động, tác động đòn bẩy, tỷ số khả năng thanh toán, thu nhập ngồi lãi, quy mơ, khả năng sinh lợi và nhóm các yếu tố kinh tế vĩ mô: tốc độ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG NGÂN HÀNG VÀ KINH TẾ VĨ MƠ ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 38)