Tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.1. Tăng trưởng tín dụng

Bảng 3.2. Dư nợ tín dụng bình qn của các NHTM từ năm 2007 đến năm 2014 Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dư nợ tín dụng bình quân (tỷ đồng) 22.856 26.852 38.612 51.996 61.443 69.950 79.378 93.596 Tăng trưởng tín dụng bình qn (%) 40,80 17,50 43,80 34,70 18,20 13,80 13,50 17,90

(Nguồn: BCTC của các NHTM Việt Nam)

Tổng dư nợ tín dụng bình qn của các NHTM Việt Nam có xu hướng biến động trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc cũng như có tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế và đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Việc mở cửa thị trường, nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao (thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP thực đạt 8,50%), vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy các NHTM phát triển nhanh hơn theo hướng tiếp cận môi trường công nghệ ngân hàng hiện đại, đa năng, đa tiện ích, an tồn và hiệu quả. Điển hình trong khoảng thời gian này, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 40,80%, cao nhất trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014. Trong năm 2007 này, thị trường bất động sản sôi nổi và phát triển, các NHTM tập trung đẩy mạnh cho vay vào lĩnh vực này.

Năm 2008, mục tiêu của Chính phủ Việt Nam trong thời gian này là tập trung mạnh mẽ vào kiềm chế lạm phát, do đó việc chính sách thắt chặt tiền tệ trong khoảng thời gian này được xem là hợp lý nhằm bình ổn nền kinh tế. Tác động từ chính sách tiền tệ thắt chặt này đã làm cho lãi suất trong nền kinh tế tăng cao. NHNN trong khoảng thời gian này đã ban hành nhiều quyết định về điều hành lãi suất như Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008, Quyết định số 1098/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008,…Dưới tác động của các Quyết định này, nhiều

NHTM đã mạnh tay đưa ra những biểu lãi suất tiền gửi cực kỳ hấp dẫn nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi cũng như giữ chân khách hàng, các NHTM hầu như duy trì mức lãi suất này ở mức từ 17,5%/năm - 18,5%/năm. Tương ứng với mức lãi suất tiền gửi này, lãi suất cho vay cũng tăng lên không kém và đỉnh điểm đạt 21%/năm vào thời điểm từ tháng 06/2008 đến tháng 10/2008. Chính lãi suất cho vay tăng quá cao này đã khiến các doanh nghiệp, cá nhân gặp khơng ít khó khăn trong vấn đề vay vốn ngân hàng, do đó tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2008 này đã sụt giảm đáng kể so với năm 2007 và chỉ đạt 17,50%.

Bám sát mục tiêu của Chính phủ nhằm giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong năm 2009, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng thông qua các giải pháp giảm lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn, hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các vùng kinh tế nông nghiệp, nông thôn,… Trong năm 2009, NHNN đã ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến chương trình hỗ trợ lãi suất như Thông tư số 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009 về việc hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh2

và Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/04/2009 về việc hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân vay vốn trung dài hạn ngân hàng thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh3. Các chương trình này đã phần nào khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, qua đó TCTD tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh này cũng được tăng trưởng và điển hình là trong năm 2009 tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng trưởng trở lại kể từ năm 2008 và đạt mốc 43,80% (Báo cáo thường niên NHNN năm 2009).

Năm 2010, lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại, điển hình là tỷ lệ lạm phát trong năm 2010 đạt 9,20% so với 6,90% của năm 2009. Trong năm 2010, NHNN đã điều

2 Cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh: các NHTM,

cơng ty tài chính thực hiện hỗ trợ lãi suất 4%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày 01/02/2009 đến 31/12/2009, thời gian hỗ trợ tối đa là 08 tháng.

3 Cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện dự án đầu tư

mới để phát triển sản xuất – kinh doanh: các NHTM, cơng ty tài chính thực hiện hỗ trợ lãi suất 4%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày 01/04/2009 đến 31/12/2009, thời

hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, điều hành lãi suất cho vay theo cơ chế thỏa thuận, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mơ và kiểm sốt lạm phát. Hoạt động ngân hàng trong khoảng thời gian này cũng khá sơi nổi tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng có phần sụt giảm hơn so với trước và chỉ đạt 34,70%.

Bước sang năm 2011, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro thách thức. Kinh tế thế giới biến động phức tạp dưới tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu. Trong nước, lạm phát tăng cao và chạm mốc 18,70%. NHNN đã thực thi chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, giảm lượng cung tiền, giữ ổn định tăng trưởng kinh tế do đó lãi suất chịu áp lực gia tăng. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế và điển hình là tốc độ tăng trưởng tín dụng trong hoạt động ngân hàng đã sụt giảm và chỉ đạt 18,20% so với 34,70% của năm 2010.

Năm 2012, kinh tế thế giới vẫn diễn biến rất phức tạp do tác động của khủng hoảng nợ công châu Âu. Trong nước, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa ổn định, NHNN gặp phải nhiều khó khăn khi phải tìm mọi biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô nhưng phải cắt giảm mặt bằng lãi suất nhằm hỗ trợ vốn và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khoảng thời gian này, sức cầu của nền kinh tế suy giảm, hoạt động tín dụng ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và triển vọng kinh doanh kém khả quan đã làm khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế suy giảm. Mặt khác, nợ xấu tăng cao đã phần nào gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngân hàng. Các NHTM đã thận trọng hơn trong hoạt động cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng sụt giảm và chỉ đạt 13,80%.

Năm 2013, 2014, nền kinh tế Việt Nam đã dần ổn định sau những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, suy thối kinh tế cũng như khủng hoảng nợ công châu Âu. Trong khoảng thời gian này, hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá

nhân, doanh nghiệp thuận lợi hơn, từ đó thúc đẩy hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng phát triển và tăng trưởng tín dụng được duy trì ở mức 17,90% trong năm 2014.

Biểu đồ 3.6. Dư nợ tín dụng bình qn của các NHTM từ năm 2007 đến năm 2014

(Nguồn: BCTC của các NHTM Việt Nam)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46 - 49)