Tỷ số hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủ

2.2.1.2. Tỷ số hiệu quả hoạt động

Rose (2001) cho rằng với chiến lược tối đa hóa lợi nhuận và giá trị ròng,

nhiều ngân hàng đã nhận ra sự cần thiết của việc nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Điều này có nghĩa là làm giảm các chi phí hoạt động và tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hóa và nâng cao trình độ nhân viên. Việc xóa bỏ một số quy định đã buộc các ngân hàng phải chấp nhận chi phí trả lãi cao hơn, do đó ngân hàng đã khơng ngừng cắt giảm các chi phí khác mà đặc biệt là tiền lương và phúc lợi cho nhân viên. Thước đo phản ánh rõ nhất tính hiệu quả hay khơng hiệu quả trong hoạt động ngân hàng là Tỷ số hiệu quả hoạt động (Tổng chi phí hoạt

động/Tổng thu từ hoạt động)

1

Dự phòng chung: là số tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phịng cụ thể. Dự phịng cụ thể: là số tiền được trích lập để dự

Berger và DeYoung (1995) phát triển giả thuyết về rủi ro hiệu quả (effiency-

risk). Các tác giả phân tích nhiều tình huống mà RRTD có liên quan đến hiệu quả và tìm thấy rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả chi phí và rủi ro trong các ngân hàng bị phá sản. Các tác giả cho rằng những ngân hàng khơng có hiệu quả chi phí thường sẽ có những vấn đề trong hoạt động cho vay bởi nhiều lý do. Thứ nhất, những ngân hàng không hiệu quả, cũng như những vấn đề trong kinh nghiệm giám sát các chi phí nội bộ, khơng theo dõi đầy đủ danh mục cho vay hoặc không phân bổ đầy đủ nguồn lực để giám sát khoản vay sẽ có những sai lầm trong việc đánh giá các khoản nợ xấu. Do đó, quản lý kém chi phí có liên quan đến sự gia tăng trong RRTD trong tương lai. Các tác giả gọi đây là giả thuyết “quản lý kém” (bad management). Thứ hai, những khoản nợ xấu có thể xảy ra do các sự kiện nằm ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải sử dụng nhiều nguồn lực để xử lý những khoản vay có vấn đề, cũng như phải chịu những chi phí hoạt động để đối phó với những khoản vay này vì thế tạo ra hiệu quả chi phí thấp cũng như hiệu quả hoạt động ngân hàng kém. Các tác giả gọi đây là giả thuyết “kém may mắn” (bad luck). Các tác giả cũng cho rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa RRTD và hiệu quả chi phí và gọi đây là giả thuyết “hà tiện” (skimping). Giả thuyết này xem nguồn lực phân phối để kiểm soát khoản vay tác động đến cả nợ xấu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các nhà quản lý ngân hàng phải đối mặt với việc cân bằng giữa chi phí hoạt động trong ngắn hạn và nợ xấu trong dài hạn. Vì vậy, nếu nhà quản lý đặc biệt chú trọng đến lợi nhuận trong ngắn hạn thì sẽ có xu hướng giảm chi phí hoạt động trong ngắn hạn bằng việc giảm nguồn lực phân phối để giám sát khoản vay, cho dù việc này có thể dẫn đến gia tăng nợ xấu trong tương lai. Hoạt động “hà tiện” vì thế nhấn mạnh hiệu quả sử dụng chi phí trong ngắn hạn, bởi vì đầu vào ít đi nhưng sản xuất ra cùng một sản lượng như nhau, trong khi nợ xấu có xu hướng tăng lên. Theo lý thuyết này, hiệu quả sử dụng chi phí càng cao, nợ xấu càng tăng. Vì vậy, theo các tác giả mối quan hệ giữa tỷ số hiệu quả hoạt động và RRTD có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều.

Podpiera và Weill (2007) đề cập đến mối quan hệ nhân quả giữa tỷ lệ nợ xấu

và hiệu quả chi phí để xem xét các yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc sụp đổ của các ngân hàng. Các tác giả mở rộng mơ hình nhân quả Granger mà Berger and DeYoung (1997) đã sử dụng bằng cách sử dụng phương pháp GMM để hồi quy mơ

hình dạng bảng động được thực hiện trên dữ liệu của các NHTM ở Cộng hòa Séc trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 2005. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã ủng hộ giả thuyết “quản lý kém”, điều này đồng nghĩa với việc quản lý kém chi phí trong hoạt động ngân hàng sẽ làm RRTD gia tăng. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này cũng đã bác bỏ giả thuyết “kém may mắn”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 29)