Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 29 - 30)

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.5.1.2. Môi trường vi mô

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Có 5 yếu tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.

● Đối thủ cạnh tranh:

Trong kinh doanh, thông tin về các đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng. Khi phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định số lượng đối thủ cạnh tranh, thị phần mà các đối thủ cạnh tranh đang nắm giữ; ai là đối thủ cạnh tranh chính để phân tích chiến lược họ đang thực hiện, các tiềm năng, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có các chiến lược ứng phó phù hợp.

● Khách hàng:

Khách hàng là một phần của công ty, sự trung thành của khách hàng là một lợi thế lớn của cơng ty. Khách hàng có ưu thế ở khả năng trả giá của họ, còn gọi là tác lực mặc cả. Các khách hàng khác nhau về nhu cầu mua hàng sẽ đòi hỏi khác nhau về mức độ dịch vụ, chất lượng của sản phẩm, kênh phân phối,…Khả năng thương lượng của khách hàng thể hiện ở việc yêu cầu giảm giá, tăng chất lượng dịch vụ. Khả năng này càng cao thì càng làm cho lợi nhuận của công ty giảm đi.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu về những nhà cung cấp các nguồn lực, vì họ có thể gây áp lực trong hoạt động của doanh nghiệp. Họ là tác lực cơ bản quyết định khả năng cạnh tranh của công ty. Khả năng thương lượng của nhà cung cấp thể hiện qua việc nâng giá, giảm chất lượng hàng hóa, và tùy thuộc vào khả năng lựa chọn sản phẩm thay thế của công ty; lượng hàng mua; mức độ quan trọng của sản phẩm đối với công ty.

● Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Ở những thị trường hấp dẫn, khả năng sinh lợi cao thì trong lương lai gần sẽ xuất hiện những đối thủ mới. Tuy hiện tại chưa có sự tồn tại của các đối thủ này nhưng chiến lược của doanh nghiệp phải dự đoán khả năng này. Đối thủ mới tham gia vào ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai do họ cung ứng sản phẩm vào thị trường với giá cạnh tranh hơn.

● Sản phẩm thay thế:

Sức ép do có sản phẩm thay thế làm giảm tiềm năng lợi nhuận của ngành do có sự khống chế giá. Nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ sẽ cho ra đời các sản phẩm thay thế. Doanh nghiệp cần chú ý đến sản phẩm thay thế tiềm ẩn để giữ được vị thế cạnh tranh và thị phần của mình. (Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 29 - 30)