Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 55 - 65)

Tre giai đoạn 2011-2014:

2.3.1. Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi:

2.3.1.1. Môi trường vĩ mô:

● Chính phủ và chính trị:

Nhà nước với hệ thống chính trị ổn định là một lợi thế của Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Sự ra đời của các văn bản pháp quy cho thấy định hướng của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Cụ thể như Thông tư 119/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điều quy định trong các Thơng tư đã ban hành trước đó, nhằm thực hiện cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế. Nghị định 83/2014/NĐ- CP “Về kinh doanh xăng dầu” đã chính thức vận hành từ 01/11/2014, là một bước tiến quan trọng đến 3 mục tiêu: Thị trường xăng dầu có sự quản lý của Nhà nước, minh bạch xăng dầu và hài hịa 3 lợi ích. Nhà nước khơng bảo hộ cho bất kỳ ngành nghề nào, mà tạo điều kiện cho toàn bộ nền kinh tế phát triển.

Các quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu như quy định về bảo vệ mơi trường, về các biện pháp phịng cháy, về trang thiết bị, ... càng lúc càng làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao mới có thể đáp ứng theo quy định. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

● Xã hội:

Xu hướng tiêu dùng của con người thay đổi theo hướng sử dụng hàng hóa dịch vụ tốt và ngày càng chất lượng hơn. Các sản phẩm thương hiệu Petrolimex luôn được người tiêu dùng tin tưởng và ủng hộ, là một trong những tài sản vơ hình của cơng ty. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty phát triển việc kinh doanh.

● Tự nhiên:

Nhà nước quy định ngày càng chặt hơn đối với các ngành nghề có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sống, môi trường tự nhiên như kinh doanh xăng dầu. Công ty phải chấp hành, tuân thủ các quy định nên chi phí mơi trường tăng cao.

Bến Tre có các huyện giáp biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Trước đây điều này là thuận lợi đối với cơng ty vì bán được cho các tàu đánh cá với sản lượng lớn, thì nay lại trở thành bất lợi vì vùng biển này là nơi tình trạng bn lậu xăng dầu phát triển mạnh dưới nhiều hình thức, mà cơ quan chức năng không can thiệp được.

● Công nghệ và kỹ thuật:

Sự phát triển của cơng nghệ và kỹ thuật có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của công ty. Hiện nay công ty đang đầu tư các thiết bị đúng chuẩn để tiến tới việc đo bồn tự động do các thiết bị kết nối với lượng bán qua từng cột bơm xăng dầu, phục vụ cho hoạt động quản trị. Chương trình phần mềm quản lý cửa hàng Egas đã được áp dụng chính thức từ 01/01/2015 tại các cửa hàng trực thuộc công ty.

2.3.1.2. Môi trường vi mô: ● Đối thủ cạnh tranh: ● Đối thủ cạnh tranh:

Trên thị trường Bến Tre có hiện có 8 đầu mối, hoạt động bằng nhiều hình thức như mở Văn phòng chi nhánh, lập tổng đại lý, đại lý, mở cửa hàng bán lẻ trên đường bộ lẫn đường thủy. Các đầu mối, tổng đại lý ngồi Petrolimex như

ln duy trì thù lao ở mức cao hơn thù lao của cơng ty từ 250 - 400 đồng/lít tùy theo sản lượng nên Công ty gặp không ít khó khăn trong việc giữ ổn định khách hàng các kênh đại lý, kênh bán lẻ và khó đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Ngồi yếu tố thù lao cao, các cơng ty đầu mối khác cịn có chính sách cho định mức nợ cao, bao giá để khuyến khích đại lý mua hàng.

Thị phần của các công ty kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong năm 2014 như sau: Công ty xăng dầu Bến Tre 27%, Saigon Petro 25%, PVOil 17%, Petimex 13%, các đơn vị khác 18% (Báo cáo của Kiểm sốt viên năm 2014).

Hình 2.3 thể hiện thị phần của các công ty đầu mối xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2014.

Nguồn: Số liệu từ Sở Cơng thương Bến Tre

Hình 2.3: Thị phần của các đầu mối xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2014

● Khách hàng:

Hiện nay tác lực mặc cả của khách hàng ở các kênh bán ra của công ty rất lớn. Cơng ty gặp khó khăn về cơng nợ phải thu do áp lực sản lượng, đối với khách hàng ở các kênh khác nhau. Ở kênh bán qua đại lý, khách hàng thường nợ cao hơn hạn mức và thanh toán nợ chậm hơn. Tuy ký hợp đồng với cơng ty để có lợi thế về thương hiệu nhưng các đại lý này vẫn mua xăng dầu của các đầu mối khác vì thù

lao cao hơn. Các khách hàng là cơ quan mua hàng qua hình thức dịch vụ cấp lẻ, cũng thường nợ kéo dài hơn thời hạn trên hợp đồng. Tình trạng này thường xuyên xảy ra, dẫn đến việc vòng quay nợ phải thu dài hơn. Mặt khác, các khách hàng cũng yêu cầu dịch vụ cao hơn như muốn được giao hàng nhanh hơn, muốn nhận hàng kể cả ngày Lễ, Tết hay chủ nhật.

● Nhà cung cấp:

Chủ yếu là các nhà cung cấp trong ngành. Tập đồn quy định các cơng ty thành viên phải mua tất cả hàng hóa và sử dụng dịch vụ hiện có trong nội bộ ngành. Về chất lượng thì một số thiết bị chuyên ngành sẽ đảm bảo hơn so với hàng mua ngồi ngành, nhưng giá thường khá cao. Vì vậy cơng ty thường khó thương lượng giá cả, như chọn các đơn vị trong ngành để xây mới hay cải tạo cửa hàng, mua máy tính và các thiết bị có liên quan để sử dụng phần mềm, ốp alumex trong nhận diện thương hiệu.

● Đối thủ mới tiềm ẩn:

Cao điểm trong quý 4/2014, giá xăng dầu thế giới theo chiều hướng giảm liên tục nên giá bán trong nước cũng giảm theo với biên độ lớn. Việc giá xăng dầu giảm liên tục như vừa qua, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị thua lỗ nên có xu hướng cho thuê hoặc bán cửa hàng, một số khác duy trì kinh doanh chỉ đủ trang trải chi phí phát sinh.

Mặt khác, theo quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu của Sở Công thương Bến Tre, hiện nay có rất nhiều cửa hàng xăng dầu thuộc diện phải di dời do vi phạm lộ giới, hoặc phải cải tạo nâng cấp cửa hàng đạt chuẩn có thời hạn đến 31/12/2015. Việc di dời hay nâng cấp cửa hàng đạt chuẩn đòi hỏi đầu tư nhiều tiền, nên rất có khả năng đến thời hạn này nhiều cửa hàng xăng dầu thuộc sở hữu tư nhân nằm trong diện này sẽ phải dừng hoạt động. Các trường hợp đăng ký kinh doanh mới thì phải đảm bảo xây cửa hàng đạt chuẩn, cần đầu tư nhiều tiền nên khả năng này cũng khơng cao.

Tình hình bn lậu xăng dầu ở vùng biển Bình Đại, Ba Tri từ năm 2012 đến nay không chỉ đã làm cho công ty mất sản lượng, mà nhiều đại lý xăng dầu ở vùng này không thể tiếp tục kinh doanh vì mất hẳn khách hàng. Như vậy trừ 8 cơng ty đầu mối đang có mặt tại thị trường Bến Tre, thì khả năng có thêm đối thủ mới trong thời gian tới là rất thấp nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp để ngăn chận buôn lậu.

● Sản phẩm thay thế:

Hiện nay xăng dầu vẫn có vai trị là mặt hàng thiết yếu đối với đời sống con người. Các nghiên cứu về nhiên liệu sinh học không gây ảnh hưởng đến môi trường sống đã được thực hiện, nhưng đến thời điểm hiện tại chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu xã hội và chưa thay thế được xăng dầu.

2.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong:

● Nguồn nhân lực:

Đây là yếu tố quan trọng nhất đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty. Tình hình lao động ở Cơng ty giai đoạn 2011-2014 theo trình độ học vấn được trình bày trong bảng 2.10.

Bảng 2.10: Tình hình lao động ở Cơng ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014 (ĐVT: người) Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Trên đại học 1 1 2 3 Đại học 38 45 45 44 Cao đẳng, trung cấp 83 77 78 75

Sơ cấp, công nhân kỹ thuật 92 108 104 100

Lao động chưa qua đào tạo 20 7 12 16

Tổng số 234 238 241 238

Bảng 2.10 cho thấy công ty không thiếu lao động. Do đặc thù công việc, lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao nhất trong công ty là công nhân bán xăng dầu ở các cửa hàng, với trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và cơng nhân kỹ thuật. Một số ít lao động chưa qua đào tạo đã vào làm việc ở công ty nhiều năm, nay đã lớn tuổi khơng có nhu cầu học thêm.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ đại học tăng dần qua các năm, chủ yếu là do tự đào tạo từ trình độ trung cấp, cao đẳng, học thêm để được tăng lương. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ người có trình độ đại học trong cơng ty là 18,5%.

Số người có trình độ sau đại học trong cơng ty rất ít. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ này là 1,3% trong tổng số người làm việc ở cơng ty. Những người này đã có thời gian dài làm việc, có nhu cầu học thêm để nâng cao trình độ, đáp ứng u cầu cơng việc hoặc do có mục tiêu riêng. Trên thực tế cơng ty khơng tuyển dụng mới đối với người có trình độ trên đại học.

Để thấy được mức độ đầu tư cho nguồn nhân lực cần xem xét chi phí đào tạo của công ty giai đoạn 2011-2014 (bảng 2.11).

Bảng 2.11: Chi phí đào tạo của Cơng ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014 ĐVT: triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tổng chi phí 43.230 50.044 48.806 50.530

Chi phí đào tạo 110 86 173 85

Tỷ lệ chi cho đào tạo trên tổng chi phí 0,25 0,17 0,35 0,17

Nguồn: Các số liệu từ Báo cáo quản trị 2011-2014 của Công ty xăng dầu Bến Tre

Qua số liệu ở bảng 2.11 cho thấy với quy mơ của cơng ty thì khoản chi cho đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp trên tổng chi phí và kéo dài qua các năm. Số tiền công ty chi cho đào tạo chủ yếu là các khoản phải thực hiện theo quy định, như đào tạo về đo lường chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh lao động, hay nghiệp vụ về kỹ thuật an tồn phịng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành

tại Điều 15, Điều 19 Nghị định 84/2009/NĐ-CP, Điều 24, Điều 28 Nghị định 83/2014/NĐ-CP. Lao động có trình độ đại học hiện nay, phần lớn thuộc diện tự đào tạo sau khi được tuyển dụng. Các khoản học phí này do người lao động tự trang trải từ thu nhập.

Thu nhập của người lao động từ 2011-2014 được trình bày trong bảng 2.12.

Bảng 2.12: Thu nhập của người lao động Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

Năm Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014

Thu nhập bình quân (đồng/người/tháng) 6.390.000 6.492.000 5.950.000 6.256.000

Tốc độ tăng thu nhập bình quân (%) 3,2 1,6 -8,3 5,1

Nguồn: Các số liệu từ phịng Tổ chức - Hành chính của Công ty xăng dầu Bến Tre

Số liệu từ bảng 2.12 cho thấy thu nhập của người lao động không ổn định qua các năm. Thu nhập của người lao động trong công ty bao gồm tiền lương hàng tháng, tiền ăn giữa ca chi bằng tiền mặt và tiền thưởng trong cả năm. Nguồn quỹ lương để chi trả người lao động được Tập đoàn phê duyệt hàng năm, tính tốn trên cơ sở năng suất lao động và một số chỉ tiêu tài chính khác. Do kinh doanh xăng dầu không hiệu quả nên trong thời gian 2011-2013, các quỹ khen thưởng và phúc lợi của người lao động hầu như khơng có hoặc có rất ít. Chính vì vậy, từ năm 2012 đến nay, chế độ phúc lợi như cho người lao động đi tham quan du lịch hàng năm không có nguồn để thực hiện.

Tiền lương là thu nhập chính của người lao động khi đi làm việc, có tác động trực tiếp đến đời sống của họ. Số liệu bảng 2.12 cho thấy thu nhập bình quân hàng tháng (bao gồm cả lương và các khoản khác) của mỗi lao động khá thấp. So với năm 2011 thì thu nhập của người lao động trong năm 2012 chỉ tăng 1,6%, đến năm 2013 còn giảm đi 8,3% so với 2012. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước từ năm 2012-2014 so sánh với năm trước liền kề là: 2012: 9,21%; 2013: 6,6%, 2014: 4,26%. Điều này cho thấy mức sống của người lao động trong công ty đã bị giảm sút nhiều trong khoảng thời gian từ 2011-2013.

Trong khi đó, tình hình dự phịng quỹ lương giai đoạn 2011-2014 như sau: (bảng 2.13):

Số liệu ở bảng 2.13 cho thấy mức dự phòng quỹ lương chuyển sang năm sau cơng ty khá cao, có những lúc cao hơn mức cho phép dự phòng tối đa là 17% tổng quỹ lương. Mục đích của quỹ lương dự phịng là để dành cho những lúc kinh doanh khó khăn. Tuy nhiên, việc dự phịng này khơng thật sự nhằm mục đích bù đắp thêm vào thu nhập để đảm bảo mức sống của người lao động theo mức tăng của giá cả sinh hoạt, vì từ năm 2012-2014, số lương dự phòng tăng tuyệt đối, trong khi thu nhập của người lao động trong 2 năm 2013, 2014 đều giảm so với 2012.

Bảng 2.13: Tình hình dự phịng quỹ lương ở Cơng ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

Năm Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014

Tổng quỹ lương thực hiện (triệu đồng) 16.245 17.348 16.925 17.204 Quỹ lương chuyển năm sau (triệu đồng) 2.915 2.302 2.787 3.020

Tỷ lệ dự phòng (%) 17,9 13,3 16,5 17,6

Nguồn: Các số liệu tính tốn từ Báo cáo quản trị 2011-2014 của Công ty xăng dầu Bến Tre

Số liệu về quỹ lương của các loại hình kinh doanh hình thành nên tổng quỹ lương của người lao động được thể hiện ở bảng 2.14.

Bảng 2.14: Cơ cấu quỹ tiền lương của các loại hình kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

ĐVT: triệu đồng Năm

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014

Tổng quỹ lương 16.245 17.348 16.925 17.204

Quỹ lương từ kinh doanh xăng dầu 11.716 15.378 13.567 13.602

Quỹ lương từ kinh doanh hàng hóa khác

4.529 1.970 3.358 3.602

Số liệu từ bảng 2.14 cho thấy tổng quỹ lương của công ty hầu như không tăng, hơn nữa còn bị giảm trong năm 2013. Việc kinh doanh các hàng hóa khác trong năm 2013 và 2014 có vai trị quan trọng để đóng góp vào quỹ lương chung, khi sản lượng xăng dầu giảm liên tục trong giai đoạn từ 2011-2014. Trong các năm tiếp theo, cơng ty cần có các chính sách phù hợp để đẩy mạnh sản lượng bán ra kể cả xăng dầu và hàng hóa khác để tăng quỹ lương cho người lao động.

Nhận xét: Qua việc xem xét nguồn nhân lực hiện nay cho thấy công ty không

thiếu lao động, tuy nhiên cần phát triển nguồn nhân lực cấp cao trong thời gian tới. Ngoài việc cần đầu tư nhiều hơn cho đào tạo, để khai thác được tiềm năng của người lao động công ty nên chú trọng các yếu tố tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi và áp dụng các chính sách động viên khen thưởng hợp lý để nó trở thành động lực làm việc cho người lao động, góp phần tăng hiệu quả cho cơng ty.

● Nguồn lực tài chính:

Nguồn lực tài chính của Cơng ty xăng dầu Bến Tre được thể hiện qua các hệ số chỉ mức độ độc lập về tài chính và khả năng thanh tốn ở bảng 2.15.

Bảng 2.15: Mức độ độc lập về tài chính và khả năng thanh tốn nợ của Cơng ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

ĐVT: lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Hệ số tài trợ 0,63 0,50 0,39 0,41

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 55 - 65)