Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 65 - 69)

đoạn 2011-2014:

Từ các phân tích về thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu Bến Tre ở mục 2.2 cho thấy cơng ty có những ưu điểm và tồn tại như sau:

2.4.1. Những ưu điểm:

● Công ty đã trải qua quá trình phát triển gần 40 năm từ khi thành lập, đội ngũ lãnh đạo và nhân viên ở nhiều độ tuổi, có nhiều kinh nghiệm và năng lực đủ đáp ứng cho công việc hiện tại. Hầu hết người đang làm việc trong công ty hiện nay có gia đình ở tại địa phương nên gắn bó với cơng việc.

● Trong q trình hoạt động qua nhiều thời kỳ, công ty luôn thực hiện kinh doanh đúng luật pháp, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, kết hợp hài hòa ba lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, được sự ủng hộ của nhiều cơ quan chức năng.

● Cơng ty có cơ sở vật chất là hệ thống cửa hàng, kho, đội vận tải với các trang thiết bị cần thiết đủ đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của công ty. Thực tế đã chứng minh dù trong những lúc hàng hóa khan hiếm nhất, Cơng ty vẫn đảm bảo đủ nguồn hàng cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong mọi tình huống, tạo sự yên tâm cho các cấp lãnh đạo tỉnh và các đối tác.

● Cơng ty có lợi thế cạnh tranh cao ở uy tín thương hiệu, chất lượng và số lượng hàng hóa, chất lượng phục vụ khách hàng. Hệ thống cửa hàng được trang bị nhận diện thương hiệu, hàng hóa và con người Petrolimex. Đây là những tài sản quý giá mà công ty cần tận dụng cho việc kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.

2.4.2. Những tồn tại:

● Từ các số liệu và phân tích về sản lượng, doanh thu của cơng ty cho thấy sản lượng bán của công ty sụt giảm liên tục qua các năm. Điều này cho thấy tuy có nhiều lợi thế về cơ sở vật chất nhưng công ty chưa thích ứng kịp thời với những biến động của thị trường, chưa có các chính sách phù hợp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì cơng ty cần tìm giải pháp để tăng sản lượng, trong đó cần ưu tiên cho bán lẻ để đạt doanh thu cao nhất. Mức sản lượng bán ra không những thể hiện vị thế của công ty trên địa bàn tỉnh, mà đó cịn là cơ sở để hình thành quỹ lương cho người lao động. Vì vậy cơng ty rất cần có giải pháp để tăng sản lượng kể cả đối với xăng

● Số lượng lao động tại công ty gần như không đổi qua các năm trong khi sản lượng giảm nhiều, năng suất lao động thấp dần từ 2011-2014 chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của công ty sụt giảm. Cùng với việc phân cơng, bố trí lao động hợp lý, công ty cần áp dụng các giải pháp, các chính sách động viên phù hợp để khai thác được năng lực của nhân viên, tăng hiệu quả kinh doanh cho cơng ty.

● Chi phí kinh doanh xăng dầu tăng trong khi sản lượng sụt giảm, hiệu quả sử dụng chi phí của cơng ty giảm dần qua các năm từ 2011-2014, do nhiều nguyên nhân trong đó có yếu tố cạnh tranh, sự tăng giá cả của hàng hóa dịch vụ đầu vào, cùng với việc phải thực hiện các quy định của Nhà nước về an tồn phịng cháy, bảo vệ môi trường. Càng lúc công ty phải đầu tư nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh xăng dầu nhưng vẫn không đạt kết quả mong muốn. Cơng ty cần có các giải pháp cụ thể để tiết gỉam chi phí, góp phần để tăng lợi nhuận.

● Khi phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao: vòng quay các khoản phải thu tăng, vòng quay tài sản cố định và vòng quay hàng tồn kho giảm dần. Cơng ty cần có giải pháp cụ thể để giảm thời gian khách hàng nợ, tính tốn lại mức tồn kho hợp lý để giảm thời gian hàng tồn kho trên phạm vi tồn cơng ty. Riêng đối với tài sản cố định, giai đoạn 2011-2014 công ty phải đầu tư khá nhiều trong việc xây dựng và cải tạo cửa hàng bán lẻ nên vòng quay tài sản cố định giảm.

Kinh doanh xăng dầu là một ngành kinh doanh có điều kiện và đặc thù. Tuy rủi ro xảy ra cháy nổ không thuộc các tồn tại hiện nay để công ty cần đưa ra giải pháp, nhưng công ty luôn phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro của ngành nghề kinh doanh đặc thù này, cùng với việc ngăn ngừa rủi ro mất an tồn tài chính trong quản lý.

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Trong q trình phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của cơng ty xăng dầu Bến Tre, kết hợp với việc phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động của công ty từ mơi trường bên ngồi, mơi trường bên trong, tác giả đã rút ra những điểm cơ bản trong hoạt động của công ty trong giai đoạn 2011-2014.

Tuy có các lợi thế về cơ sở vật chất, nhân lực, uy tín kinh doanh, thương hiệu và là thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, nhưng cơng ty đang có khó khăn trong cạnh tranh dẫn đến sản lượng sụt giảm liên tục. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty giảm, thể hiện qua vòng quay các khoản phải thu tăng trong khi vòng quay tài sản cố định và hàng tồn kho giảm dần. Hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh giảm qua các năm. Hiệu quả sử dụng lao động thấp, chưa khai thác hết năng lực của nhân viên. Vì vậy cơng ty rất cần có những giải pháp kịp thời, thực hiện đồng bộ để xử lý các tồn tại, tăng hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.

Từ cơ sở phân tích này, tác giả thực hiện đánh giá chung các ưu điểm, những tồn tại của cơng ty hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp ở chương 3.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 65 - 69)