Các yếu tố thuộc môi trường bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 30 - 34)

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.5.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong

Trong một doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố và hệ thống bên trong của nó, cần phân tích kỹ các yếu tố nội bộ này để xác định rõ các lợi thế hay điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp để khai thác lợi thế và giảm bớt nhược điểm để đạt hiệu quả tối đa. Các yếu tố nội bộ chủ yếu gồm nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nhân tố quản trị doanh nghiệp, hệ thống trao đổi và xử lý thông tin của doanh nghiệp.

Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Nhân lực tác động trực tiếp đến năng suất lao động, thể hiện qua trình độ sử dụng các nguồn lực khác của doanh nghiệp, nên có thể nói nhân lực là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh, sự thành công của doanh nghiệp. Trong tất cả nhiệm vụ của quản trị thì quản trị con người là nhiệm vụ trung tâm và quan trọng nhất, vì tất cả các vấn đề khác đều phụ thuộc vào mức độ thành công của quản trị con người. (Trần Kim Dung, 2011).

Vì vậy, để sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, nhà quản trị cần tạo ra những động lực thực tế, cả về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động để họ tự nguyện làm việc. Ngồi thu nhập bằng tiền, thì mối quan hệ trong cơng việc, chế độ đãi ngộ xứng đáng, cơ hội thăng tiến, …cũng phải được nhà quản trị quan tâm.

● Nguồn lực tài chính:

Yếu tố tài chính là yếu tố quyết định quy mơ của doanh nghiệp và khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh. Khả năng tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán, các khoản đầu tư và việc quản lý các nguồn vốn của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nguồn lực tài chính phản ánh sự phát triển và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có điều kiện thuận lợi để tiến hành đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát triển vị trí của mình trên thị trường.

Để đánh giá khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về mặt tài chính và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp. (Nguyễn Văn Cơng, 2009)

● Nhân tố quản trị doanh nghiệp:

Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngồi trình độ chun mơn, năng lực và kinh nghiệm làm việc cịn phải có tầm nhìn xa, trơng rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp còn phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy, các quy định, quy chế xác định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận và mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận với nhau.

● Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin:

Trong điều kiện cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần nắm bắt được thông tin kịp thời, chính xác về tình hình thị trường, về khách hàng, về các đối thủ cạnh tranh, về kỹ thuật công nghệ. Các thông tin về việc kinh doanh thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác cũng là kinh nghiệm rất cần thiết để nhà quản trị sử dụng trong việc thực hiện chiến lược hay điều hành kinh doanh tại doanh nghiệp mình. Tùy theo phạm vi và lĩnh vực kinh doanh, thông tin về các thay đổi trong chính sách của Nhà nước cũng phải được nhà quản trị thường xuyên cập nhật để điều hành phù hợp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày những khái niệm cơ bản về hiệu quả kinh doanh, ý nghĩa việc phân tích hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp, và nêu ra một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cùng với phương pháp phân tích các chỉ tiêu này.

Với hệ thống cơ sở lý thuyết và nội dung phân tích các chỉ tiêu đã được đề cập, trong chương một đã khái quát được nền tảng lý thuyết cần thiết để tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương 1 cũng nêu ra một số yếu tố từ mơi trường bên ngồi và môi trường bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. Từ việc nghiên cứu các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ có các giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Dựa trên cơ sở lý thuyết và qua các vấn đề tổng quan trên, tác giả thực hiện việc phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014 ở chương hai.

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2011-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 30 - 34)