Giới thiệu chung về Công ty xăng dầu Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 34)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Tên cơng ty: Công ty xăng dầu Bến Tre (Petrolimex BenTre). Loại hình cơng ty: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Địa chỉ: 199B Nguyễn Đình Chiểu, phường 8, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Điện thoại: (075) 3822 439 - Fax: (075) 3824 617

Website: http://bentre.petrolimex.com.vn

Ngành nghề kinh doanh: công ty chuyên kinh doanh xăng dầu, dầu nhờn, gas, nhựa đường, sơn, nước giặt, ... thương hiệu Petrolimex.

Công ty xăng dầu Bến Tre (sau đây gọi là Công ty) được thành lập vào năm 1976, tiền thân là Ty vật tư tổng hợp Bến Tre trực thuộc Bộ Vật Tư (nay là Bộ Công Thương). Theo Nghị định 388/NĐ - CP của Chính phủ, Cơng ty được thành lập lại theo quyết định số 379/TCCB - TM ngày 15 tháng 4 năm 1994 của Bộ Thương Mại. Từ tháng 7 năm 1995 Công ty là đơn vị thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nay là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, vẫn giữ tên gọi Công ty vật tư tổng hợp Bến Tre. Đến tháng 9 năm 2000 được đổi tên thành Công ty xăng dầu Bến Tre cho đến nay.

Một số thành tích tiêu biểu:

Huân chương lao động hạng Ba (năm 1995), Giải Vàng chất lượng Việt Nam (năm 2000), Huân chương lao động hạng Hai (năm 2000), Chứng nhận đạt tiêu chuẩn 9001:2000 (năm 2001), Giải vàng ISO (năm 2006), 17 Bằng khen của Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Công thương, Bộ Y tế (từ năm 1989 đến 2010).

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ từng bộ phận:

Theo thống kê tại thời điểm 31.12.2014, Cơng ty xăng dầu Bến Tre có 238 lao động. Tồn bộ hoạt động của Cơng ty được quản lý và điều hành tập trung bởi Chủ Tịch kiêm Giám đốc, có sự phân cấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc. Các phịng nghiệp vụ có vai trị quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ và tham mưu cho Ban Giám đốc theo từng lĩnh vực chuyên môn. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty cụ thể như sau:

Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty (Xem phụ lục 1)

Ban Giám đốc:

Gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Chủ tịch kiêm Giám đốc là người có quyền và có trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý, điều hành tồn bộ hoạt động của Cơng ty. Hiện tại, Chủ Tịch kiêm Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp về công tác nhân sự, tổ chức cán bộ, tiền lương và các chế độ cho người lao động, là người quyết định chủ trương kinh doanh, đầu tư xây dựng. Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Tập đoàn về kết quả thực hiện cơng việc được giao.

Phịng Kinh doanh:

Chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn hàng, bố trí hợp lý các phương tiện vận chuyển để giao hàng kịp thời cho các đại lý và hệ thống cửa hàng trực thuộc. Thu thập thông tin thị trường, đề xuất thù lao cho đại lý, giá bán buôn cho các khách hàng tiêu thụ trên toàn tỉnh, tham mưu cho Giám đốc trong việc ký kết hợp đồng với các đối tác.

Phịng Kế tốn - Tài chính:

Tổ chức hạch tốn kế tốn đúng quy định, tính tốn kết quả kinh doanh hàng tháng, quý, năm. Kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động có liên quan đến tiền - hàng ở các đơn vị trực thuộc; đề xuất các biện pháp giữ an tồn tài chính tồn cơng ty. Tham mưu cho lãnh đạo và đề xuất biện pháp để kinh doanh hiệu quả, bảo toàn và

phát triển vốn Nhà nước. Định kỳ lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị, làm việc với các đồn kiểm tra, kiểm tốn.

Phịng Tổ chức - Hành chính:

Thực hiện các cơng việc mang tính hành chính - văn phịng, hồ sơ pháp lý, quản lý đất đai, quản lý lao động, lập kế hoạch đào tạo, thực hiện các chế độ cho người lao động như tính lương, các khoản bảo hiểm, bảo hộ lao động,…theo quy chế của cơng ty.

Phịng Quản lý kỹ thuật:

Thực hiện cơng tác đầu tư đã được Tập đồn phê duyệt như xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cửa hàng bán lẻ; tính tốn các định mức kỹ thuật, định mức hao hụt xăng dầu và các phương án đảm bảo an tồn phịng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường. Kiểm tra các phương tiện đo lường ở các cửa hàng, định kỳ thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Kho xăng dầu:

Chịu trách nhiệm nhập, xuất, bảo quản an toàn các loại hàng hóa tại kho; quản lý số lượng và chất lượng hàng hóa, trong đó có quản lý hao hụt xăng dầu. Thực hiện nghiêm cơng tác an tồn lao động, an tồn mơi trường và phịng chống cháy nổ.

Đội vận tải:

Thực hiện vận chuyển hàng hóa kịp thời theo yêu cầu, giao hàng đủ số lượng và đúng chất lượng, giữ an toàn người và tài sản. Áp dụng các biện pháp để sử dụng các phương tiện vận tải hiệu quả. Định kỳ thực hiện bảo trì, sửa chữa, kiểm định các phương tiện để đảm bảo lưu thơng hàng hóa thơng suốt, kịp thời.

Các cửa hàng bán lẻ:

Thực hiện nhiệm vụ xuất bán lẻ các loại hàng hóa mà cơng ty đang kinh doanh, trong đó có cả dịch vụ cấp lẻ cho các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn. Cửa hàng trưởng có trách nhiệm tổ chức kinh doanh để đạt chỉ tiêu sản lượng, quản lý và thu nộp đủ tiền hàng, giữ an tồn lao động, phịng chống cháy nổ, vệ sinh mơi

trường; xây dựng và duy trì quan hệ với khách hàng, phản ánh các thông tin kịp thời về công ty.

Hệ thống cửa hàng của Công ty được chia thành 13 cửa hàng khu vực theo địa bàn huyện, gồm 58 điểm bán hàng. Để thuận tiện cho việc quản lý, mỗi cửa hàng khu vực có nhiều cửa hàng bán lẻ trực thuộc. Cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về mọi hoạt động của các cửa hàng được giao quản lý.

Cơ sở để bộ máy tổ chức Công ty hoạt động là các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ và phân công cho từng bộ phận đã được ban hành như: Quy chế làm việc của Ban giám đốc, Quy chế quản lý tài chính, Quy chế quản lý cửa hàng, Quy chế quản lý công nợ, Quy chế đào tạo, Quy chế trả lương và phân phối tiền thưởng…. Những quy định này đã được Cơng ty xây dựng và hồn thiện qua nhiều năm, là căn cứ để từng bộ phận thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, tạo sự phối hợp đồng bộ với nhau.

2.1.3. Tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2011-2014:

Công ty xăng dầu Bến Tre hoạt động theo hình thức Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ 01/07/2010 và là thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.

Công ty chịu sự chỉ đạo của Tập đoàn, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và các công tác khác, trên cơ sở các quy chế hiện hành của Tập đoàn ban hành thống nhất toàn ngành như: Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, Quy chế quản lý tài chính, Quy chế giám sát tài chính, Quy chế đầu tư xây dựng, Quy chế kinh doanh xăng dầu, …

Các chỉ tiêu chủ yếu như sản lượng xăng dầu theo từng phương thức, chi phí kinh doanh, lợi nhuận, nộp ngân sách được Tập đoàn giao kế hoạch hàng năm cho cơng ty. Ngồi ra, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất của công ty như xây dựng mới hay

cải tạo nâng cấp cửa hàng xăng dầu, sửa chữa phương tiện vận tải cũng phải được sự phê duyệt của Tập đồn. Trên cơ sở kế hoạch được duyệt này, cơng ty triển khai và giao cho các đơn vị trực thuộc.

Đối với xăng dầu, cơng ty được hưởng theo hình thức lãi gộp tính trên mỗi lít bán ra. Hàng tháng, Tập đồn sẽ thơng báo mức lãi gộp này, để cơng ty chủ động tính tốn mức thù lao phải chi cho các đại lý, các khoản chi phí kinh doanh, …Đối với các hàng hóa khác, công ty được quyền chủ động giá bán, trên cơ sở giá định hướng của nhà cung cấp.

Công ty xuất bán xăng dầu ra thị trường qua các phương thức bán là bán buôn và bán lẻ. Bán buôn gồm bán buôn trực tiếp cho các cơ sở, doanh nghiệp mua để sử dụng và bán buôn qua đại lý. Các đại lý là những doanh nghiệp tư nhân ký hợp đồng mua xăng dầu của cơng ty, theo hình thức hưởng thù lao trên mỗi lít xăng dầu, mức thù lao này được công ty thông báo trước theo từng thời điểm.

Phương thức bán lẻ là phương thức bán qua cột bơm tại các cửa hàng xăng dầu, trong đó có cả dịch vụ cấp lẻ cho các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh. Giá bán lẻ là giá do Tập đoàn quyết định trên cơ sở thống nhất của Liên Bộ Công thương - Tài chính cơng bố từng thời điểm. Các phương thức bán đều quan trọng, tuy nhiên bán lẻ là phương thức bán ổn định, bền vững và hiệu quả nhất.

Hiện nay, trên thị trường xăng dầu, công ty cạnh tranh rất gay gắt với các công ty đầu mối kinh doanh xăng dầu khác và không thể giữ ổn định hệ thống đại lý. Sản lượng xăng dầu bán qua kênh đại lý bị sụt giảm liên tục qua 4 năm liền từ 2011 đến 2014, với mức độ giảm sâu dẫn đến việc tổng sản lượng xăng dầu của công ty sụt giảm. Các năm qua, cùng với việc bán xăng dầu, công ty đã thực hiện bán các hàng hóa khác để đóng góp thêm cho quỹ lương, góp phần ổn định đời sống cho người lao động.

2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014.

2.2.1. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kinh doanh:

2.2.1.1. Phân tích doanh thu:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của cơng ty bao gồm 2 nhóm doanh thu chính, đó là doanh thu bán xăng dầu và doanh thu các loại hàng hóa như dầu nhờn, gas, nhựa đường, nước giặt, sơn, …thương hiệu Petrolimex, được gọi chung là các hàng hóa khác. Số liệu về doanh thu của Cơng ty xăng dầu Bến Tre từ năm 2011-2014 được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Doanh thu của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

ĐVT: triệu đồng; %

Năm Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014

Tổng doanh thu 1.671.762 1.741.858 1.708.277 1.674.541

Doanh thu xăng dầu 1.649.500 1.717.329 1.683.625 1.648.291

Doanh thu các hàng hóa khác 22.262 24.529 24.652 26.250

Tỷ lệ doanh thu xăng dầu trên tổng doanh thu (%)

98,67 98,59 98,56 98,43

Tỷ lệ doanh thu các hàng hóa khác trên tổng doanh thu (%)

1,33 1,41 1,46 1,59

Nguồn: Các số liệu tính tốn từ Báo cáo quản trị 2011-2014 của Cơng ty xăng dầu Bến Tre

Với tổng doanh thu thực hiện tương đương 1.700.000 triệu đồng mỗi năm và liên tục trong 4 năm từ 2011-2014, công ty hiện là đơn vị kinh doanh xăng dầu lớn nhất trong tỉnh. Doanh thu xăng dầu luôn chiếm trên 98% trên tổng doanh thu hàng năm của cơng ty. Doanh thu các hàng hóa khác tuy chỉ dưới 2% tổng doanh thu, nhưng cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng cửa hàng, mang lại lợi nhuận đáng kể cho cơng ty.

Bên cạnh việc phân tích số tuyệt đối về doanh thu thể hiện quy mô công ty, cần xem xét mức biến động doanh thu của công ty từ 2011-2014 (xem phụ lục 2).

Từ phụ lục 2 cho thấy doanh thu xăng dầu năm 2011 tăng trên 27% so với năm 2010, và tiếp tục tăng trong năm 2012 với mức tăng trưởng 4 %. Đến năm 2013 và 2014, doanh thu xăng dầu bị sụt giảm xấp xỉ 2% so với năm trước liền kề.

Đối với các hàng hóa khác, doanh thu năm 2011 sụt giảm ở mức rất mạnh trên 36% so với năm 2010. Vào thời điểm này, công ty thực hiện chủ trương của Tập đoàn là chỉ kinh doanh các loại hàng hóa dịch vụ của Petrolimex. Sang năm 2012, thị trường đã quen dần với sản phẩm của Petrolimex nên doanh thu của công ty tăng trên 10% so với 2011, tuy nhiên năm 2013 gần như doanh thu các loại hàng này chỉ bằng mức thực hiện năm 2012. Trong năm 2014, doanh thu có tăng trưởng ở mức 6,48% so với 2013.

Chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản của công ty cho thấy cứ 1 đồng giá trị tài sản thì mỗi năm cơng ty thu được chỉ tương đương và dưới 20 đồng doanh thu. Nguyên nhân do lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cần thiết phải đầu tư các tài sản để phục vụ cho việc kinh doanh như xây cửa hàng bán lẻ, các bồn chứa xăng dầu, trụ bơm và các phương tiện vận tải chuyên dụng,…có giá trị cao.

Doanh thu = Khối lượng hàng hóa tiêu thụ * Giá bán

Đối với xăng dầu, nếu chỉ xem xét chỉ tiêu doanh thu thì sẽ khơng phản ánh chính xác tốc độ tăng trưởng của cơng ty. Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước (Điều 27 Nghị định 84/2009, Điều 38 Nghị định 83/2014), giá mua phụ thuộc vào giá nhập khẩu nên giá bán trong nước cũng tăng giảm thường xuyên theo biến động của giá xăng dầu thế giới. Vì vậy, để phản ánh đúng thị phần chiếm lĩnh hay tốc độ tăng trưởng của các công ty thành viên, thì chỉ tiêu sản lượng xăng dầu bán ra được sử dụng phổ biến toàn Tập đoàn, và trong nhiều trường hợp được sử dụng để tính tốn thay cho chỉ tiêu doanh thu. Cũng do nguyên nhân này, nên Tập đồn khơng giao kế hoạch đối với chỉ tiêu doanh thu, kể cả xăng dầu và các hàng hóa khác như dầu mỡ nhờn, gas mà thay vào đó là chỉ tiêu sản lượng.

2.2.1.2. Phân tích sản lượng:

Hàng năm, Tập đoàn tạm giao các chỉ tiêu kế hoạch cho cơng ty, trong đó có chỉ tiêu sản lượng. Công ty phấn đấu thực hiện để đạt kế hoạch, tuy nhiên nếu do nguyên nhân khách quan mà cơng ty khơng hồn thành kế hoạch tạm giao, thì cuối năm Tập đồn sẽ xem xét và điều chỉnh, gọi là kế hoạch chính thức. Vì vậy, nếu dựa vào tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch sẽ chưa phản ánh được tình hình kinh doanh của cơng ty, nên cần xem xét chỉ tiêu sản lượng theo số tuyệt đối và theo từng phương thức bán. Sản lượng xăng dầu của công ty giai đoạn 2011-2014 được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Sản lượng xăng dầu bán theo từng phương thức của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

ĐVT: m3

Năm Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014

Tổng sản lượng xăng dầu 94.240 89.056 82.801 81.033

Bán buôn: 47.584 39.618 33.798 28.769

Bán buôn trực tiếp 2.093 1.600 1.636 1.395

Bán qua đại lý 45.491 38.018 32.162 27.374

Bán lẻ 46.656 49.439 49.003 52.264

Nguồn: Các số liệu từ Báo cáo quản trị 2011-2014 của Công ty xăng dầu Bến Tre

Theo số liệu từ bảng 2.2, sản lượng bán ra của công ty sụt giảm liên tục trong 4 năm liền, trong đó đặc biệt là kênh bán qua đại lý giảm mạnh. Phương thức bán lẻ tuy có tăng trưởng trong năm 2012, nhưng sang năm 2013 lại bị giảm sút, đây là điều rất đáng lo dù lượng giảm không nhiều. Trong thời gian từ 2011 đến 2014, công ty thực hiện xây mới và cải tạo nâng cấp nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu, tuy nhiên phải đến năm 2014 sản lượng bán lẻ mới có phần tăng trưởng.

Tình hình biến động sản lượng xăng dầu của cơng ty được trình bày ở phụ lục 3.

Khi xem xét chi tiết mức biến động về sản lượng cho thấy tổng sản lượng xăng dầu bán ra giảm dần, liên tục qua các năm từ 2011-2014. Lượng bán ra trong năm 2011 giảm 2% so với 2010, đến năm 2012 lại tiếp tục giảm 5,5% so với 2011. Cả năm 2013 công ty vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giành lại thị phần, sản lượng sụt giảm với tỷ lệ càng cao hơn là giảm 7% so với 2012. Sang năm 2014, tổng lượng bán ra vẫn tiếp tục giảm so với 2013 với mức giảm trên 2%.

Sản lượng bán buôn giảm sâu và liên tục qua các năm từ 2010-2014, là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 34)