Phân tích tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 48 - 55)

2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu Bến Tre giai đoạn

2.2.1.4. Phân tích tốc độ tăng trưởng

Do doanh thu bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá bán thường xuyên biến động, nên chỉ tiêu sản lượng được dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của công ty. Tốc độ tăng sản lượng của công ty được thể hiện ở phụ lục 4.

Số liệu từ phụ lục 4 phản ánh tốc độ tăng trưởng của xăng dầu qua các năm đều bị âm, cho thấy quy mô của công ty ngày càng giảm. Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh chủ yếu có sản lượng giảm liên tục trong 4 năm liền, chứng tỏ công ty đang mất dần thị phần và đứng trước nguy cơ mất vị trí cao nhất về thị phần trong địa bàn tỉnh. Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của xã hội ln phát triển, trong khi đó sản lượng bán của công ty không những khơng tăng trưởng mà cịn bị giảm dần. Cơng ty cần phân tích nguyên nhân, xem xét từng kênh để có giải pháp kịp thời trong thời gian tới.

Đối với các hàng hóa khác, khi xem xét tốc độ tăng trưởng cho thấy việc kinh doanh phát triển không ổn định. Năm 2011 do công ty thực hiện chủ trương của Tập đoàn là ngưng kinh doanh các sản phẩm ngoài Petrolimex nên sản lượng sụt giảm nghiêm trọng là -11,5% so với 2012. Đến năm 2013 khi chỉ còn kinh doanh duy nhất nguồn hàng của Petrolimex thì sản lượng vẫn tiếp tục bị giảm 9,3% so với 2012. Năm 2014 sản lượng các hàng hóa khác tăng trưởng ở mức thấp.

Nhận xét: Từ năm 2011-2014, tuy công ty đầu tư nhiều cho các cửa hàng,

phát động thi đua gia tăng sản lượng, nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm vẫn là số âm. Cơng ty cần có các giải pháp kịp thời và hữu hiệu hơn để có thể tồn tại và phát triển.

2.2.1.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:

Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn, các nhà phân tích tài chính sử dụng các chỉ tiêu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ tiêu suất sinh lợi trên vốn sử dụng (ROCE).

Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): chỉ tiêu này có thể dùng để phản

ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp vừa phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, đã được phân tích từ số liệu ở bảng 2.6.

Suất sinh lợi trên vốn sử dụng (ROCE):

Đvt: %

Nguồn: Từ số liệu tính toán của tác giả

Hình 2.1: Đồ thị chỉ số ROCE của Cơng ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

Đồ thị cho thấy chỉ số ROCE của công ty năm 2013 đạt 6,56% là khá cao trong các năm. Năm 2011 công ty kinh doanh bị thua lỗ làm cho chỉ số ROCE âm 11,9%, các năm 2012 và 2014 có mức sinh lợi 1,26% và 2,14%, thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường. Điều này cho thấy từ 2011-2014 công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả.

2.2.1.6. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản:

Việc quản lý, sử dụng tài sản có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cơng ty, vì vậy cần phân tích hiệu suất sử dụng tài sản qua các chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản và vòng quay của các yếu tố cấu thành tài sản như: các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định (xem bảng 2.8).

Bảng 2.8: Các chỉ số thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

ĐVT: vòng/năm

Năm Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014

Vòng quay tổng tài sản 20,2 16,8 17,0 17,7

Vòng quay các khoản phải thu 102 85 88 71

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 3,6 4,3 4,2 5,1

Vòng quay hàng tồn kho 657 620 649 641

Vòng quay tài sản cố định 32,8 24,3 23,4 23,1

Nguồn: Các số liệu tính tốn từ Báo cáo tài chính 2011-2014 của Cơng ty xăng dầu Bến Tre

Vịng quay tổng tài sản:

Chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của một doanh nghiệp. Thực tế tại cơng ty, vịng quay tổng tài sản giảm nhiều trong năm 2012, sau đó tăng dần với mức tăng rất thấp. Chỉ tiêu này cho thấy để tạo ra một mức doanh thu nhất định thì cơng ty phải đầu tư cho tài sản lớn hơn nhiều trong năm 2012. Năm 2013 và 2014 tình hình này được cải thiện dần nhưng với mức thấp. Cơng ty cần có biện pháp hiệu quả trong việc kiểm soát các nguồn

Vịng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm dần, cho biết cơng ty thu

tiền chậm hơn, có khả năng do khách hàng chiếm dụng vốn. Cơng ty cần rà sốt lại thời hạn thanh toán trên hợp đồng đã ký kết so với thực tế, để áp dụng các chính sách phù hợp.

Kỳ thu tiền bình quân tăng dần qua các năm. Chỉ tiêu này có xu hướng

ngược với vịng quay khoản phải thu, cho thấy thời gian mà công ty thu được tiền chậm hơn.

Vòng quay tài sản cố định giảm dần qua các năm. Như vậy, để tạo ra 1 đồng doanh thu, càng lúc công ty phải đầu tư nhiều hơn cho tài sản cố định. Giai đoạn này công ty đang phát triển mạng lưới bán lẻ nên đầu tư nhiều cho các cửa hàng xăng dầu.

Vòng quay hàng tồn kho: vòng quay hàng tồn kho của các loại hàng rất

cao, mỗi năm đều trên 600 vịng, bình qn mỗi tháng trên 50 vịng. Đối với xăng dầu, công ty chỉ nhập duy nhất nguồn hàng từ Tập đồn qua hình thức điều động nội bộ, và hàng cịn trong kho cơng ty vẫn được xem là hàng của Tập đoàn. Cuối mỗi tháng, Tập đồn xuất hóa đơn bán hàng cho công ty căn cứ trên lượng xăng dầu công ty đã xuất bán thực tế. Giá trị nhập và xuất xăng dầu luôn bằng nhau trong từng tháng. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán chỉ thể hiện giá trị tồn kho của các hàng hóa khác. Để phân tích chi tiết hơn, cần thiết xác định số vòng quay hàng tồn kho của riêng các loại hàng hóa khác (xem phụ lục 5).

Số liệu từ phụ lục 5 cho thấy hàng tồn kho của các hàng hóa khác mỗi năm chỉ quay 7-8 vịng, hay nói cách khác là hàng hóa đã nằm trong kho khoảng 42-49 ngày trước khi được bán ra. Điều này chứng tỏ các hàng hóa được luân chuyển chậm. Hiện tại cơng ty có 58 điểm bán hàng, hầu hết các điểm bán đều có tồn đủ các loại hàng để đảm bảo khơng bị thiếu, nên giá trị tồn kho tồn công ty khá cao. Các hàng hóa này thuộc nhiều nhóm hàng khác nhau, mỗi nhóm có rất nhiều chủng loại, nên cơng ty cần phải xem xét cụ thể từng loại hàng để giảm lượng hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo đủ đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng.

Nhận xét: Khi xem xét các chỉ tiêu chỉ hiệu suất sử dụng tài sản của công ty

cho thấy từ 2011-2014 công ty đầu tư nhiều cho tài sản cố định, tuy nhiên sản lượng xăng dầu vẫn giảm dần qua các năm. Vòng quay các khoản phải thu và vòng quay tồn kho của các hàng hóa khác giảm. Cơng ty cần có các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong những năm tiếp theo.

2.2.1.7. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh:

Do giá bán xăng dầu thường tăng giảm, nên để phản ánh đúng thực chất hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh, thì chỉ tiêu sản lượng được dùng để thay cho chỉ tiêu doanh thu. Lúc này hiệu quả sử dụng chi phí thể hiện qua chỉ tiêu chi phí cho mỗi lít xăng dầu bán ra. Chi phí kinh doanh của cơng ty giai đoạn 2011-2014 được trình bày trong bảng 2.9.

Bảng 2.9: Chi phí kinh doanh xăng dầu của Cơng ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

Năm Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014

Sản lượng xăng dầu (m3) 94.240 89.056 82.801 81.033

Chi phí kinh doanh xăng dầu (triệu đồng) 40.360 47.733 46.097 47.473 Chi phí cho mỗi lít xăng dầu (đồng/lít) 428 536 556 586

Nguồn: Các số liệu từ Báo cáo quản trị 2014-2014 của Công ty xăng dầu Bến Tre

Trong hệ thống Petrolimex, ngoài các chỉ tiêu sản lượng, lợi nhuận, nộp ngân sách, thì chi phí cho mỗi lít xăng dầu bán ra được giao chính thức trong kế hoạch hàng năm cho cơng ty, gọi là chi phí đồng/lít. Số liệu từ bảng 2.9 cho thấy trong giai đoạn 2011-2014, số tiền cơng ty đã chi cho mỗi lít xăng dầu bán ra tăng dần, trong đó có bao gồm 17 khoản mục chi phí.

Để có thể sử dụng hiệu quả hơn chi phí kinh doanh, tiết giảm các khoản chi phí chưa phù hợp thì cần xem xét các khoản chi thực tế tại công ty (xem phụ lục 6)

Số liệu từ phụ lục 6 cho thấy các khoản chi phí cho nhân viên như lương, bảo hiểm, chi theo chế độ cho người lao động tăng qua các năm từ 2011-2014, và

chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng chi phí của cơng ty. Trong đó, chi theo chế độ cho người lao động bao gồm tiền sữa chống độc hại, tiền trang phục bảo hộ lao động, tiền khám sức khỏe định kỳ, …là các khoản mang tính đặc thù của ngành nghề kinh doanh. Các khoản này có xu hướng tăng là nên khuyến khích.

Chi phí đào tạo, tuyển dụng là khoản chi chiếm tỷ trọng thấp nhất trong chi

phí của cơng ty. Phần lớn là công ty chỉ chi cho các nội dung đào tạo theo quy định của ngành nghề kinh doanh như an tồn lao động, phịng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và tin học ứng dụng chương trình quản lý của Tập đồn.

Chi phí văn phịng và chi phí cơng tác: tăng nhiều trong năm 2014. Công ty

đã ban hành các định mức đối với chi phí văn phịng; riêng chi phí cơng tác chỉ có định mức xăng xe, các khoản chi khác thanh toán theo thực tế phát sinh và cho đến nay chủ yếu là áp dụng cho các chức danh quản lý.

Chi phí dự phịng: là khoản dự phịng các khoản nợ phải thu có thời gian kéo

dài và có dấu hiệu khó địi. Chi phí này không lớn, nhưng chứng tỏ công ty chưa quản lý tốt nợ phải thu, theo quy định phải trích dự phịng đưa vào chi phí, giảm lợi nhuận.

Thuế, phí và lệ phí: là khoản chi lớn trong tổng chi phí, chủ yếu là tiền thuê

đất công ty phải trả cho Nhà nước hàng năm. Từ năm 2011-2014 công ty phải trả tiền thuê đất 2,4 tỷ đồng/năm. Hiện nay cịn một số diện tích đất khơng phục vụ cho kinh doanh, cơng ty cần rà sốt lại để có kế hoạch khai thác làm tăng lợi nhuận hoặc trả lại cho Nhà nước, giảm tiền thuê đất để giảm chi phí.

Kết luận: Qua số liệu ở bảng 2.9 cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí của cơng

ty thấp dần trong giai đoạn 2011-2014, thể hiện qua số tiền chi phí cho mỗi lít xăng dầu bán ra tăng lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng chi phí kinh doanh, trong đó có yếu tố cạnh tranh, sự tăng giá cả của hàng hóa dịch vụ đầu vào, cùng với các quy định của Nhà nước về an tồn phịng cháy, bảo vệ môi trường. Càng lúc công ty phải đầu tư nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh xăng dầu nhưng vẫn không đạt kết quả mong muốn. Với việc công ty kinh doanh xăng dầu được hưởng theo lãi

gộp tính trên mỗi lít như hiện nay, thì đồng thời với việc tìm giải pháp để tăng sản lượng bán ra, cơng ty cần có biện pháp tiết giảm chi phí phù hợp và khả thi. Tuy nhiên, có những khoản chi phí khơng nên tiết giảm vì lợi ích trước mắt mà nên tăng như: chi phí đào tạo, các khoản chi phí cho người lao động, vì mục tiêu phát triển lâu dài của công ty.

Việc xem xét cụ thể từng khoản mục chi phí để tiết giảm cần được thực hiện kể cả đối với các hàng hóa khác. Tuy doanh thu các hàng hóa này chiếm tỷ trọng thấp, nhưng việc giảm chi phí cũng góp phần làm tăng lợi nhuận chung của cơng ty.

2.2.1.8. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động:

Để phân tích hiệu quả sử dụng lao động, cần xem xét chỉ tiêu năng suất lao động của Công ty xăng dầu Bến Tre trong giai đoạn 2011-2014 ở hình 2.2.

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Hình 2.2. Biểu đồ năng suất lao động của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

Chỉ tiêu được sử dụng để tính năng suất lao động là sản lượng bán ra thay cho chỉ tiêu doanh thu. Số liệu ở hình 2.2 cho thấy năng suất lao động của công ty giảm dần và liên tục qua các năm từ 2011-2014, trong đó có nguyên nhân do cạnh

Nhận xét: Hàng năm, Tập đoàn phê duyệt quỹ tiền lương cho người lao động

dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó chủ yếu là năng suất lao động. Do năng suất lao động giảm nên tổng quỹ tiền lương giảm, cụ thể như năm 2013 so với 2012 là 97,5%, năm 2014 so với 2013 là 101,6%. Thu nhập bình quân của người lao động tăng với tỷ lệ rất thấp, hơn nữa cịn bị giảm trong năm 2013. Cơng ty cần tìm giải pháp để tăng sản lượng, mới có thể tăng quỹ lương cho người lao động để đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 48 - 55)