Cấu trúc thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix cho sản phẩm thực phẩm hữu cơ của công ty TNHH ta xanh (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.3.1.Cấu trúc thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng

2.1.3. Ngành công nghiệp bán lẻ ở Việt Nam: phân tích đối thủ cạnh tranh.

2.1.3.1.Cấu trúc thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng

Lĩnh vực bán lẻ là một thị trường rất hấp dẫn tại Việt Nam với cơ hội lớn cho thương mại hiện đại. Thật vậy, giá trị của doanh số bán hàng thơng qua tất cả các hình thức bán lẻ hiện đại bao gồm các siêu thị, các đại siêu thị và các cửa hàng tiện lợi được dự kiến sẽ tăng hơn 72%. Ngồi ra, chính phủ Việt Nam cịn tích cực khuyến khích việc xây dựng một hệ thống phân phối hiện đại.

Tuy nhiên, suy thoái kinh tế gần đây đã góp phần làm suy giảm tăng trưởng trên tất cả các chủng loại thực phẩm. Niềm tin tiêu dùng đã bị ảnh hưởng và độ nhạy giá tiêu dùng của người tiêu dùng tăng, người tiêu dùng có xu hướng tự động tập trung vào chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu và ngày càng hướng nhiều về các chương trình khuyến mãi.

Vào tháng tư năm 2012, TP. HCM có 163 siêu thị, tăng 71 siêu thị so với năm 2009 đến năm 2015, thành phố sẽ phát triển 240 siêu thị, tăng 77 so với khối lượng hiện tại. Như trong hình 7, giá trị của thương mại hiện đại ngày càng tăng ở hầu hết các hạng mục.

Hình 2. 6 – Sự gia tăng số lượng cửa hàng tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2010

Hình 2. 7 – Giá trị thị phần thương mại trong nghành hàng tiêu dùng nhanh ở Việt Nam. Chiếm 17.4% tổng thị phần năm 2011.

(Nguồn: Nielson 2011)

a/ Thị trường truyền thống.

Thị trường truyền thống vẫn tạo ra gần 80% của doanh thu bán lẻ, trong khi hệ thống bán lẻ hiện đại đang chiếm hơn 20% trong đó có TP. HCM chiếm 42% (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm 2012). Trong năm 2012, TP. HCM đã đăng ký 243 chợ (Intelasia, 2012).

Cho đến nay sản phẩm tươi sống vẫn chủ yếu mua tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống như cửa hàng nhỏ mặt phố, bán hàng rong và các trung gian nhỏ khác vì lý do tiện lợi và giá rẻ (Maruyama và Trung, 2007; Euromonitor International 2007). Thị trường truyền thống vẫn được đánh giá cao cho liên lạc cá nhân của họ và có thể tùy chỉnh mối quan hệ với các nhà cung cấp. Đặc biệt hơn, không gian thị trường có liên quan chặt chẽ với sự tươi sống. Đối với người tiêu dùng Châu Á, thực phẩm tươi sống có nghĩa là càng gần với nởi nuôi càng tốt. Ngược lại, thịt, cá đơng lạnh được coi là khơng tươi vì đã trải qua thời gian lưu trữ.

b/ Siêu thị/ đại siêu thị.

Các siêu thị quan trọng nhất tại TP. HCM là Coop Mart của Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Sài Gòn, Big C từ tập đoàn Casino Guichard-Perrachon và

Lotte Mart của Hàn Quốc. Định vị của Casino Guichard-Perrachon là cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn so với hầu hết các nhà bán lẻ khác đối với nhiều mặt hàng. Cạnh tranh khốc liệt của Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Sài Gịn thương hiệu Coopmart dường như có ít khó khăn hơn đối thủ cạnh tranh nước ngồi để có được bất động sản mới.

c/ Các cửa hàng tiện lợi.

Vì mọi người đang tìm kiếm các giải pháp mua sắm gần nhà, cho nên các cửa hàng tiện lợi cho thấy một sự tăng trưởng đầy triển vọng trong nước. Các đối thủ chính trên sân chơi này Family Mart, Circle K, Shop & Go, Mini Stop and Citimart.

d/ Các nhà bán sỉ.

Khu vực bán sỉ bị chi phối bởi tập đoàn Metro của Đức. Các khách hàng chính trong các cửa hàng là các cơng ty, nhà hàng và khách sạn, họ thường mua với số lượng lớn. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng ngày càng có nhiều cá nhân bị thu hút bởi giá sỉ đã chọn Metro cho việc mua sắm hàng tuần.

e/ Các cửa hàng chuyên biệt.

Các cửa hàng chuyên biệt cung cấp sản phẩm chất lượng cao, dành cho người sành ăn hoặc lành mạnh cũng đang nở rộ tại TP.HCM. Cộng đồng nhiều người nước ngoài tập trung ở thành phố và phân khúc thu nhập cao đang phát triển tạo ra nhiều cơ hội các cửa hàng tạp hóa chất lượng cao bán các sản phẩm có thương hiệu nhập khẩu từ phương Tây. Trong số các cửa hàng bán sản phẩm nhập khẩu như vậy tại Hồ Chí Minh là Annam Gourmet and Veggies. Các cửa hàng khác chuyên bán lẻ các sản phẩm tươi và xanh như VGfood sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong phân tích đối thủ cạnh tranh dưới đây.

f/ Bán lẻ qua mạng Internet.

Bán lẻ Internet còn chưa phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, do dân số trẻ nhiều, tỷ lệ thâm nhập Internet tăng lên đáng kể và một số lượng lớn các trang web mua sắm trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ có kiểm sốt. Tuy nhiên, bán lẻ internet vẫn cịn kém phát triển và phần lớn các trang web chủ yếu là cho giao dịch người

lòng tin của người tiêu dùng đối với các phương pháp thanh toán trực tuyến và thói quen mạnh mẽ của họ sử dụng tiền mặt và thói quen nhìn thấy và chạm vào các sản phẩm trước khi mua hàng. Tuy nhiên, phân khúc này có khả năng tăng trưởng do lối sống hiện đại bận rộn ngày càng tăng và cũng như là những lợi ích của việc mua sắm trực tuyến.

Hình 2. 8 – Số lượng cửa hàng bán lẻ cho đến tháng 3 năm 2012.

(Nguồn: Nielson, 2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix cho sản phẩm thực phẩm hữu cơ của công ty TNHH ta xanh (Trang 67 - 70)