Tình hình lao động tại Agribank Phan Thiết giai đoạn 2011 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phan thiết (Trang 33 - 38)

ĐVT: Người

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Tổng số lao động 26 100,0 31 100,0 32 100,0 37 100,0

1. Phân theo giới tính Lao động nam 14 54,0 17 54,0 17 54,0 20 54,0 Lao động nữ 12 46,0 14 46,0 15 46,0 17 46,0 2. Phân theo trình độ Sau đại học 1 2,0 1 2,0 1 2,0 1 3,0 Đại học 20 78,0 24 78,0 25 79,0 30 81,0 Cao đẳng, trung cấp 3 12,0 4 12,0 4 11,0 4 10,0 Lao động phổ thông 2 8,0 2 8,0 3 8,0 2 6,0

Nhìn chung, tỷ lệ lao động nam và nữ của Agribank Phan Thiết có sự chênh lệch. Năm 2011, tổng số cán bộ nhân viên của Agribank Phan Thiết là 26 người, trong đó lao động nam là 14 người chiếm tỷ trọng 54%, số lao động nữ là 12 người, chiếm tỷ trọng 46%. Năm 2013, tổng số lao động tăng lên thêm 6 nhân lực là 32 người, năm 2014 tổng số lao động tăng thêm 5 nhân lực là 37 người. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đa số cán bộ, nhân viên ngân hàng là đại học và sau đại học và ngày càng được nâng cao. Năm 2011, tổng số lao động của chi nhánh là 26 người thì có đến 20 lao động là trình độ đại học trở lên. Số lao động năm 2014 là 37 người trong đó có đến 31 cán bộ, nhân viên tương đương 84% lao động là trình độ đại học và sau đại học. Đây chính là điểm thuận lợi của ngân hàng trong việc điều chỉnh cơ cấu lao động phù hợp với xu thế kinh doanh hiện nay. Công việc kinh doanh ngày càng phát triển địi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ cao, được đào tạo bài bản để có khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, thái độ phục vụ, tính chuyên nghiệp của nhân viên là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp các ngành nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.

 Chính sách đào tạo và phát triển con người: đào tạo và phát triển con người là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Agribank. Dựa trên kết quả khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo, các chương trình đào tạo và phát triển được xây dựng hàng năm với ngân sách dành cho đào tạo ngày càng tăng. Ngồi các chương trình đào tạo nội bộ, nhân viên và cán bộ của Agribank Phan Thiết cịn được thường xun tham dự các khóa đào tạo do các trung tâm đào tạo có uy tín thực hiện. Từ các chương trình đào tạo và tự đào tạo, tập huấn, kèm cặp và thử thách, các nhân viên trong toàn hệ thống Agribank thành thạo về nghiệp vụ, chuyên nghiệp trong phong cách và chuẩn mực về đạo đức, nhiệt tình phục vụ khách hàng, không những thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao mà cịn được chuẩn bị để đảm nhiệm cơng việc ở những vị trí cao hơn.

 Chính sách đánh giá thành tích, lương thưởng và đãi ngộ: Chế độ thu nhập và khen thưởng cho nhân viên Agribank Phan Thiết gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ của mỗi người. Hàng năm, các nhân viên đều

được đánh giá thành tích cơng việc thơng qua hệ thống đánh giá kết quả công việc. Những mục tiêu công việc và mục tiêu phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân đã được đăng ký từ đầu kỳ sẽ được thảo luận với cán bộ quản lý trực tiếp dựa trên những tiêu chí khoa học đã được thống nhất trên tồn chi nhánh. Ngồi việc đánh giá các thành tích đã đạt được, đây cũng là dịp nhìn nhận các điểm cần cải thiện và sửa đổi cũng như xây dựng các mục tiêu công việc và phát triển cho kỳ sau.

3.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Phan Thiết

Để có thể đánh giá được hoạt động kinh doanh của Agribank Phan Thiết trong 3 năm qua, chúng ta có thể xem xét các chỉ tiêu cụ thể: Với sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động của Agribank Phan Thiết luôn tăng trưởng qua các năm. Năm 2011 với số vốn huy động là 1.045.774 triệu đồng, năm 2012 với số vốn huy động là 1.183.359 triệu đồng, tăng 13,2% so với 2011. Qua năm 2013 số vốn huy động là 1.394.627 triệu đồng, tăng 17,9 % so với năm 2012. Đến năm 2014 vốn huy động đã lên đến 1.776.906 triệu đồng, tức tăng 27,4% so với năm 2013. Chúng ta thấy được tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh qua từng năm cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đã thực hiện rất tốt. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện những chính sách, những phương thức kinh doanh một cách hiệu quả.

Năm 2011, Tổng tài sản của ngân hàng chỉ có 1.142.539 triệu đồng, năm 2012 tổng tài sản tăng lên đạt 1.228.537 triệu đồng, đến năm 2013 đã lên đến 1.494.244 triệu đồng tăng 21,62% so với năm 2012. Qua năm 2014 tổng tài sản tăng 25,71% so với năm 2013.

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Phan Thiết giai đoạn 2011 - 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)

2012/2011 2013/2012 2014/2013

1. Vốn huy động 1.045.774 1.183.359 1.394.627 1.776.906 13.2% 17.9% 27.4% 2. Doanh số cho vay 891.180 997.572 1.213.326 1.545.909 11.9% 21.6% 27.4% 3. Lợi nhuận ròng 13.820 15.187 16.930 35.748 9.9% 11.5% 111.1% 4. Tổng tài sản 1.142.539 1.228.537 1.494.244 1.878.383 7.5% 21.6% 25.7%

5. Nợ xấu 4.5% 4.2% 3.8% 3.3%

6. Trích lập dự phịng 21.2% 19.3% 20.5% 18.3%

Tổng tài sản có của Agribank Phan Thiết tăng trưởng cả về qui mô và chất lượng và là ngân hàng nơng nghiệp loại 3 có quy mơ tài sản lớn nhất trong hệ thống ngân hàng tại thành phố Phan Thiết. Thương hiệu và uy tín của ngân hàng trên thị trường tiếp tục được khẳng định.

Kết quả tài chính là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá chất lượng hoạt động ngân hàng. Qua Bảng 3.2, cho thấy rõ sự phát triển vượt bậc của Agribank Phan Thiết trong những năm qua, lợi nhuận ròng từ 13.820 triệu đồng năm 2011 đã tăng lên 35.748 triệu đồng năm 2014. Đến năm 2014 lợi nhuận có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tăng 111.1% so với năm 2013. Đây là kết quả của những nỗ lực của Agribank Phan Thiết trong việc nâng cao chất lượng danh mục tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu ( tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có xu hướng giảm qua các năm, từ chỗ nợ xấu 4.5% trong năm 2011 đã giảm xuống 3.3% năm 2014, tuy nhiên chỉ số này vẫn cao hơn mức cho phép theo quy chuẩn Basel III và quy định tại thông tư 02 của NHNN về nợ xấu và trích lập dự phịng), tỷ lệ nợ xấu giảm kéo theo trích lập dự phịng có xu hướng giảm từ 21.2% xuống còn 18.3% đạt mức quy định theo quy định tại thông tư 02/2013/TT-NHNN), đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và tăng cường thu hồi nợ từ tài sản bảo đảm của các khoản nợ đã xử lý. Bên cạnh đó, việc gia tăng mạnh số lượng thẻ phát hành làm gia tăng doanh số thu phí thẻ cũng đóng vai trị nhất định trong lợi nhuận của chi nhánh.

Bên cạnh đó, Agribank Phan Thiết có quy mơ đầu tư tín dụng tăng trưởng khá nhanh. Năm 2011 dư nợ cho vay nền kinh tế chỉ 891.180 triệu đồng, năm 2012 dư nợ cho vay nền kinh tế chỉ 997.572 triệu đồng, thì năm 2013 đã lên đến 1.213.326 triệu đồng tăng 21,62% so với năm 2012, tức tăng. Qua năm 2014 dư nợ tăng 27.4% so với năm 2013 mặc dù mức tăng trưởng tín dụng năm vừa qua là chưa nhiều nhưng tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm thấp trên tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng đã được cải thiện đáng kể trong những năm vừa qua.

3.1.4. Giới thiệu các loại thẻ ngân hàng tại Agribank Phan Thiết

3.1.4.1. Thẻ ghi nợ nội địa Success

- Hạng thẻ Chuẩn (Success);- Hạng thẻ Vàng (Plus Success); (Phụ lục 6.1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phan thiết (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)