Đánh giá kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán một số khoản ước tính trong doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 52)

7/ Kết cấu của luận văn

2.1.6/ Đánh giá kết quả khảo sát

Qua kết quả khảo sát thì trong 59 doanh nghiệp được khảo sát có 21 doanh nghiệp khơng thực hiện trích lập các khoản ước tính kế tốn và 38 doanh nghiệp thực hiện trích lập các khoản ước tính kế tốn. Giữa các doanh nghiệp thực hiện trích lập và các doanh nghiệp khơng thực hiện trích lập đều tồn tại những khó khăn nhất định chẳng hạn như:

- Đa số các doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phịng đều gặp khó khăn trong cơng tác tính giá, thu thập chứng từ cần thiết theo luật định… Với tâm lý thơng tin kế tốn chủ yếu phục vụ tính thuế của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Do đó, mức độ quan tâm đến ghi nhận các ước tính kế tốn cịn hạn chế. - Do năng lực chuyên mơn của kế tốn cịn hạn chế mà việc xác định các ước tính kế tốn địi hỏi phải tìm hiểu, thu thập và dự báo được nhiều thông tin kinh tế tài chính. Điều đó gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định và ghi nhận các ước tính kế tốn. Ngun nhân của những hạn chế trên có thể kể đến là:

 Hiện nay hệ thống thị trường giao dịch tập trung của Việt Nam cịn chưa hình thành một cách đồng bộ. Do đó cơ sở dữ liệu và thơng tin chính thống về hàng hố, dịch vụ trên thị trường cịn rất hạn chế.  Phương pháp xác định các ước tính kế tốn nói chung là khá phức

tạp. Trong khi đó, hướng dẫn của chuẩn mực và chế độ kế toán về ước tính kế tốn chủ yếu mang tính nguyên tắc, thiếu hướng dẫn về các phương pháp thực hiện. Vì vậy, khơng phải người làm cơng tác kế tốn nào cũng hiểu thơng tư đúng và thống nhất, cho nên việc thực

hiện không nghiêm túc những quy định trong thơng tư đã khiến việc trích lập dự phịng tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam mất đi nhiều ý nghĩa.

- Do hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ nên mục đích chính của doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho mục đích thuế chứ khơng quan tâm đến chất lượng của BCTC. Vì vậy, việc thực hiện trích lập dự phịng chưa được sự quan tâm nhiều từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đối với hàng tồn kho vào thời điểm cuối năm các doanh nghiệp có rất nhiều việc cần làm vì vậy việc xác định hàng tồn kho bị giảm giá hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho để thực hiện trích lập dự phịng không được xác định một cách thận trọng, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ làm qua loa dựa trên những ước tính chủ quan.

2.2/ Những ƣu điểm và hạn chế về việc ghi nhận một số khoản ƣớc tính kế tốn 2.2.1/ Ƣu điểm

Đến nay, Việt Nam đã xây dựng và ban hành được 26 CMKT. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập khi xây dựng các các CMKT, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là tuân thủ hệ thống CMKT quốc tế theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy chưa đầy đủ nhưng Việt Nam đã có một bước tiến đáng kể trong việc xây dựng và ban hành các CMKT. Bên cạnh việc ban hành các CMKT cịn có các thơng thơng tư hương dẫn thực hiện, giúp cho doanh nghiệp cũng như các đối tượng có liên quan tiếp cận thơng tin một cách dễ dàng.

Nhìn chung, trích lập các khoản ước tính kế tốn giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai. Việc trích lập các khoản ước tính kế tốn cũng là tơn trọng ngun tắc thận trọng trong việc phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính khơng cao hơn giá trị thị trường có thể thực hiện được và giá trị của các khoản phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được. Như vậy, giá trị tài sản của doanh nghiệp được phản ánh trên BCĐKT sẽ đáng tin cậy hơn.

2.2.2/ Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, kế toán các khoản ước tính tại Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế:

Chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về cách tính giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho.

VAS 02 “ Hàng tồn kho” quy định hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc thì được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Trong đó giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hồn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một hướng dẫn chi tiết nào quy định cách tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Mặt khác, do sự thiếu hụt của các tổ chức định giá độc lập khiến cho việc định giá hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn. Có thể thấy đây là một sự phát triển thiếu tương xứng giữa chuẩn mực, cũng như các quy định và thực tiễn. Từ đó dẫn đến yêu cầu phải bổ sung để hoàn thiện cơ sở định giá, tạo điều kiện cho sự phát triển của các tổ chức định giá độc lập.

Chuẩn mực và chế độ kế tốn chƣa có quy định, hƣớng dẫn về cách phân loại nợ cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chủ yếu thực hiện theo quy định thông tư của thuế. Thông tư 228/2009/TT-BTC đưa ra một khung tỷ lệ cố định áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp để làm căn cứ trích lập dự phịng và cách thức xử lý nợ phải thu khó địi theo quy định của thuế.

Việc ghi nhận theo giá gốc bộc lộ những hạn chế nhất định.

Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam, các khoản ĐTTC phát sinh lần đầu tiên tại doanh nghiệp đều được ghi nhận theo giá gốc bao gồm: giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí mơi giới, giao dịch, cung cấp thơng tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng.

Ví dụ, Cơng ty A mua 10.000 cổ phiếu B, mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu, giá mua 30.000đ/cổ phiếu, với thời gian nắm giữ với mục đích kinh doanh. Chi phí mơi giới

15 triệu đồng. Phí giao dịch 1% giá trị giao dịch. Như vậy, theo nguyên tắc giá gốc thì giá trị của 10.000 cổ phiếu B = Giá mua + Chi phí mơi giới + Chi phí giao dịch = 318 triệu đồng. Trong đó, giá mua là 300 triệu đồng, phí mơi giới là 15 triệu đồng và phí giao dịch là 3 triệu đồng. Như vậy, giá gốc 1 cổ phiếu B lúc này là 31.800đ/cổ phiếu, tăng 1.800đ so với giá mua ban đầu.

Với việc hạch tốn cả chi phí mơi giới, chi phí giao dịch, và các chi phí khác như chi phí cung cấp thơng tin, thuế, lệ phí,… vào giá gốc của các khoản ĐTTC nắm giữ với mục đích kinh doanh, làm cho giá trị của các khoản đầu tư này được phản ánh khơng chính xác “đẩy” giá gốc của các khoản đầu tư chứng khoán lên rất cao so với giá trị thực tế của nó đang được giao dịch trên thị trường. Từ đó dẫn tới số trích lập dự phịng khơng hợp lý.

Trong khi đó, nếu khoản ĐTTC nắm giữ với mục đích kinh doanh được đo lường theo giá trị hợp lý thơng qua lãi lỗ thì chi phí giao dịch, lệ phí, chi phí mơi giới,… không được cộng thêm vào giá trị ghi nhận ban đầu của khoản ĐTTC đó. Khoản chênh lệch giữa GTHL và giá gốc được ghi nhận là lãi hoặc lỗ ngay tại thời điểm ghi nhận ban đầu. Ngược lại, các khoản ĐTTC có ý định nắm giữ đến ngày đáo hạn thì chi phí giao dịch, lệ phí, chi phí mơi giới,…được tính vào giá trị của các khoản ĐTTC. Với cách ghi nhận như vậy, thơng tin về các khoản ĐTTC được trình bày trên BCTC sẽ đáp ứng được các yêu cầu quan trọng về tính thích hợp, tính đáng tin cậy và có thể so sánh được.

Khi kết thúc kỳ kế toán, giá trị của các khoản ĐTTC của doanh nghiệp được trình bày trên BCTC mà cụ thể là BCĐKT theo giá gốc. Nếu các khoản chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá hoặc giá trị các khoản ĐTTC bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư vào bị lỗ thì doanh nghiệp sẽ phải trích lập dự phịng theo quy định. Cịn ngược lại, nếu giá trị các khoản ĐTTC của doanh nghiệp tăng lên do giá cổ phiếu tăng, thì khoản chênh lệch này lại không được phản ánh và ghi nhận

Ví dụ, ngày 16/03/200N, Cơng ty X mua 500.000 cổ phiếu Y được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với mục đích kinh doanh.

Giá mua là 26.000đ/cổ phiếu, chi phí phải trả để sở hữu 500.000 cổ phiếu Y là 26.000đ/cổ phiếu x 500.000cp =13 tỷ đồng. Kết thúc năm tài chính, ngày 31/12/200N, giá đóng cửa của cổ phiếu Y trên HNX là 37.000đ/cổ phiếu. Như vậy, giá trị của khoản đầu tư này tính theo giá thị trường tại thời điểm lập BCTC là 37.000đ/cổ phiếu x 500.000 cổ phiếu = 18,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu Y được trình bày trên BCĐKT vẫn chỉ là 13 tỷ đồng và phần chênh lệch 5,5 tỷ đồng này không được ghi nhận tăng thêm vào thu nhập, tài sản hay vốn chủ sở hữu. Với cách ghi nhận này, vơ hình chung, sự tăng của giá cổ phiếu trong danh mục các khoản ĐTTC không tác động đáng kể nào đến bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, rõ ràng doanh nghiệp sẽ được “hưởng lợi” từ việc cổ phiếu Y tăng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG II

Trong những năm gần đây, BTC liên tiếp ban hành các thơng tư mới nhằm hồn thiện các quy định về kế tốn dự phịng để ngày một phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Tuy nhiên vấn đề này chưa được sự quan tâm đúng mức từ phía doanh nghiệp, bởi vì các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho nên mục tiêu chủ yếu của các doanh nghiệp này khi lập BCTC cơ bản là để đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế.

Qua khảo sát tình hình trích lập các khoản ước tính kế toán tại 59 doanh nghiệp, từ số liệu thu thập được tác giả đã thống kê, phân tích, nhận định những ưu điểm và hạn chế trong việc ghi nhận các khoản ước tính kế tốn. Từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp hồn thiện kế tốn các khoản ước tính nhằm nâng cao độ tin cậy của BCTC. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thương mại toàn cầu, mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngồi. Do đó, BCTC phải đảm bảo chất lượng để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là nhu cầu hết sức cần thiết.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN MỘT SỐ KHOẢN ƢỚC TÍNH KẾ TỐN NHẰM NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA THƠNG TIN KẾ TỐN 3.1/ Quan điểm

3.1.1/ Hồn thiện một số khoản ƣớc tính kế tốn phải phù hợp với đặc điểm của Việt Nam

Đặc điểm nền kinh tế nước ta là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà Nước có chức năng điều hành, quản lý nền kinh tế. Vì vậy, khi áp dụng các quy định theo thơng lệ quốc tế cần phải tính đến đặc điểm của Việt Nam để chọn lọc, xử lý sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế của Việt Nam.

3.1.2/ Từng bƣớc hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế

CMKT Việt Nam cơ bản được xây dựng dựa trên hệ thống CMKT quốc tế. Tuy nhiên, do tâm lý của người Việt nam là sợ rủi ro và sự không chắc chắn, mà theo IAS/IFRS thì sử dụng nhiều các ước tính kế tốn. Vì vậy, vẫn cịn nhiều nội dung chưa phù hợp với thông lệ chung, kế tốn dự phịng dù đã có nhiều thay đổi so với trước đây nhưng vẫn cịn nhiều bất cập cũng như chưa có hướng dẫn chi tiết. Để phù hợp với thơng lệ quốc tế, hệ thống kế tốn Việt Nam cần có một số sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Mặt khác, nền kinh tế thị trường của Việt Nam còn khá non trẻ, hệ thống thị trường giao dịch của Việt Nam cị chưa hình thành một cách đồng bộ, cơ sở dữ liệu và thơng tin chính thống về thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường tài chính cịn rất hạn chế. Do đó, Việt Nam cần từng bước tiếp tục hồn thiện mơi trường kinh tế và luật pháp phù hợp với yêu cầu của IAS/IFRS để có thể sử dụng GTHL làm cơ sở đo lường giá trị tài sản.

3.1.3/ Góp phần nâng cao độ tin cậy của thơng tin kế tốn

Để nâng cao độ tin cậy của thơng tin kế tốn cần chú ý đến các vấn đề sau:  Thứ nhất, việc trích lập các khoản ước tính kế tốn phải có căn cứ khoa học

nhà đầu tư cũng như những người có lợi ích liên quan có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

 Thứ hai, là nâng cao vai trị của kiểm tốn độc lập, kiểm toán nội bộ và hội đồng quản trị.

3.2/ Một số giải pháp hoàn thiện 3.2.1/ Giải pháp ngắn hạn 3.2.1/ Giải pháp ngắn hạn

3.2.1.1/ Hoàn thiện kế tốn dự phịng giảm giá hàng tồn kho

Theo quy định hiện hành giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hồn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Trong đó:

Giá bán ƣớc tính - là giá có thể bán được các sản phẩm, hàng hóa đó trên thị

trường. Có thể tham chiếu giá cả thị trường tại thời điểm lập BCTC.

Chi phí ƣớc tính để hồn thành - là các chi phí ước tính sẽ phát sinh để hồn thiện

sản phẩm (trong trường hợp là sản phẩm chưa hoàn thành hoặc sản phẩm cần sửa chữa hay gia công thêm trước khi có thể đem bán)

Chi phí ƣớc tính cho việc tiêu thụ - là các chi phí liên quan đến việc bán các sản

phẩm đó chẳng hạn như là chi phí đóng gói lại, chi phí cho nhân viên bán hàng, đại lý bán hàng.

Trong khi đó việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được là khá phức tạp thế nhưng trong thông tư 228/2009/TT-BTC chủ yếu đề cập đến việc xử lý trên tài khoản, khơng có một hướng dẫn cụ thể về các tính huống. Do vậy theo tác giả bổ sung một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Trường hợp doanh nghiệp có đơn hàng bán vào gần ngày kết thúc kỳ kế tốn năm thì doanh nghiệp có thể dùng giá của đơn hàng này để xác định giá trị thuần có thể thực hiện được để tính mức dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Vì điều này cung cấp bằng chứng đáng tin cậy về việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.

Thứ hai, Nếu hàng tồn kho được bán ra càng gần ngày sau ngày kết thúc kỳ kế tốn năm thì có thể căn cứ vào giá bán được của hàng tồn kho này để xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho, ngược lại nếu hàng tồn kho được bán ra càng xa ngày sau ngày kết thúc kỳ kế tốn năm thì giá bán của hàng tồn kho khơng nên sử dụng để xác định mức trích lập dự phịng vì sự thay đổi giá cả chủ yếu là lý do thuộc vào sự thay đổi của thị trường.

Thứ ba, Đối với những sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp khơng có đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán một số khoản ước tính trong doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)