7/ Kết cấu của luận văn
3.2.1.2/ Quản lý tốt các khoản nợ phải thu
Theo kế toán Pháp, để lập dự phịng nợ khó địi các doanh nghiệp thơng thường dựa vào ý kiến của luật sư tư vấn để ước tính mức dự phịng. Phương pháp này khó áp dụng ở Việt Nam vì phần lớn tốn kém chi phí nên các doanh nghiệp Việt Nam ít sử dụng luật sư tư vấn.
Theo kế tốn Mỹ, có 2 phương pháp ước tính thường được sử dụng là ước tính dựa trên tỷ lệ doanh thu và tính tuổi nợ. Chúng ta có thể vận dụng 2 phương pháp này. Cụ thể như sau:
Ƣớc tính dự phịng nợ khó địi dựa trên doanh thu của năm bán hàng hiện hành nhân với tỷ suất ƣớc tính về nợ không thu hồi đƣợc: Theo phương pháp này,
trước hết cần dựa vào số liệu quá khứ của doanh nghiệp về nợ khơng thu hồi được để ước tính tỷ suất nợ khơng thu hồi được so với doanh thu bán chịu. Tỷ suất này sẽ sử dụng cho năm hiện hành để ước tính nợ khơng thu hồi được.
Ƣớc tính dự phịng nợ khó địi dựa trên phƣơng pháp tính tuổi nợ: Để ước
tính mức dự phịng, trước hết cần phân tích số dư tài khoản phải thu theo thời gian nợ. Sau đó dựa trên kinh nghiệm quá khứ hay các số liệu thống kê qua nhiều năm về tỷ suất nợ không thu hồi được của từng nhóm để ước tính nợ khơng thu hồi được của năm hiện hành. Thông thường, nợ cịn trong hạn thanh tốn thì tỷ suất nợ khơng thu hồi được khá thấp và ngược lại nợ càng quá hạn thì tỷ suất nợ khơng thu hồi được càng cao.
Chúng ta có thể phân loại nhóm nợ của doanh nghiệp như sau:
Nhóm nợ loại A: là các khoản nợ có độ tin cậy cao hay đủ tiêu chuẩn thường bao gồm các khoản nợ trong hạn mà doanh nghiệp đánh giá có khả năng thu hồi đúng hạn. Các khoản nợ này thường là những doanh nghiệp vững chắc về tài chính, về tổ chức có uy tín cao.
Nhóm nợ loại B: là những loại nợ có mức độ rủi ro thấp hay nợ cần chú ý. Nhóm này thường bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ, các khách nợ thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính khá tốt, là khách nợ truyền thống có độ tin cậy.
Nhóm nợ loại C: là những khoản nợ quá hạn có thể thu hồi được hay nợ dưới tiêu chuẩn thường bao gồm các khoản nợ đã quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại nhưng lại quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Những khách nợ này thường là những khách hàng có tình hình tài chính khơng ổn định, hiện tại có khó khăn nhưng có triển vọng phát triển hoặc cải thiện.
Nhóm nợ loại D: là nợ ít có khả năng thu hồi và nợ q hạn khó địi thường bao gồm các khoản nợ đã quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Khách hàng nợ thường có tình hình tài chính xấu, khơng có triển vọng rõ ràng hoặc khách hàng cố ý khơng thanh tốn nợ.
Nhóm nợ loại E: là những khoản nợ không thể thu hồi được hay nợ có khả năng mất vốn. Các khách nợ thường là những doanh nghiệp phá sản hoặc chuẩn bị phá sản, khơng có khả năng trả nợ hoặc khơng tồn tại.
Phân tích tuổi nợ các khoản phải thu thơng qua các bước: Xác định doanh số bán chịu các tháng
Xác định cơ cấu tuổi các khoản phải thu chưa thu được tiền. Xác định tổng các khoản phải thu đến ngày thu.
Xác định tuổi nợ các khoản phải thu với dãn cách 15 ngày tương ứng với % trong tổng các khoản phải thu.
Phát triển các phân tích.
Việc xác định tuổi nợ các khoản phải thu cho phép đánh giá một cách chi tiết hơn quy mô và độ dài thời gian tương ứng của các khoản nợ phải thu đó tại một thời điểm nhất định. Đây là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn các biện pháp hợp lý và chính sách thu tiền hợp lý.
Xử lí đối với các khoản phải thu khó địi
Các doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng cần phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết giữa các bên và phải có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng. Các chứng từ phát sinh phải có chứng từ hợp lệ chứng minh. Doanh nghiệp phải thường xuyên đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để thu hồi các khoản nợ quá hạn và khó địi. Cần phải có các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn nợ, xóa một phần nợ cho khách hàng, bán nợ, khởi kiện trước pháp luật…