CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ GẮN KẾT NHÂN VIÊN
1.3. Mô hình đo lường sự gắn kết nhân viên của Alan M Saks (2006)
1.3.3. Mơ hình nghiên cứu
Mơ hình đánh của Saks (2006) đã đưa ra những luận điểm để đánh giá sự gắn kết nshân viên như trình bày trong phần trên, đồng thời, Saks (2006) xây dựng bảng khảo sát kèm theo để phục vụ việc nghiên cứu cho mơ hình đã đề ra. Mơ hình của Saks (2006) được mơ tả như bên dưới.
Hình 1.1: Mơ hình đánh giá gắn kết nhân viên của Saks (2006)
Đi kèm với mơ hình về sự gắn kết nhân viên, Saks (2006) cung cấp bảng khảo sát gồm 70 câu hỏi đã được xây dựng từ trước để đánh giá sự gắn kết của nhân viên. Trong bài luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để xây dựng bảng khảo sát. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm tạo ra bảng khảo sát phù hợp với nhóm đối tượng được khảo sát là nhân viên tín dụng và phạm vi
Sự gắn kết nhân viên - Gắn kết công việc - Gắn kết tổ chức Tiền đề sự gắn kết nhân viên
- Đặc trưng công việc - Sự hỗ trợ của tổ chức - Sự hỗ trợ của cấp trên - Khen thưởng và ghi
nhận
- Công bằng thủ tục - Công bằng phân phối
Hệ quả sự gắn kết nhân viên
- Thỏa mãn công việc - Sự gắn bó tổ chức - Ý định chuyểnviệc - Hành vi nhân viên trong tổ chức
nghiên cứu. Nhóm chuyên gia gồm 10 thành viên, bao gồm những người đã từng hoặc đang làm việc tại Vietinbank – Chi nhánh 2 TPHCM để đánh giá sự phù hợp của bảng khảo sát đối với các nhân viên tín dụng được khảo sát.
Sau khi nhận được kết quả khảo sát từ chuyên gia, các câu hỏi được chuyên gia đánh giá cao được giữ lại, loại bỏ những câu hỏi không được đánh giá cao, và sau đó kết quả này được dùng để thực hiện khảo sát để phục vụ cho việc đánh giá sự gắn kết nhân viên tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh 2 TPHCM.