Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự gắn kết nhân viên của nhân viên tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 2 thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ GẮN KẾT NHÂN VIÊN

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh

Trong Chương 1 đã trình bày lý thuyết về sự gắn kết của nhân viên. Chương 2 dựa trên các số liệu thu thập được trong q trình khảo sát, phỏng vấn, tác giả mơ tả thực trạng về sự gắn kết nhân viên của nhân viên tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 2 TPHCM, đồng thời nêu lên những thành công cũng như hạn chế trong việc tạo ra và duy trì sự gắn kết nhân viên của nhân viên tín dụng.

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 2 Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Giới thiệu chung

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tiền thân là Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam, được thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam. Ngày 14/11/1990, Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 thành lập lại Ngân hàng Cơng thương Việt Nam theo mơ hình Tổng cơng ty nhà nước.

Ngày 25/12/2008, NHCTVN tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần sau khi phương án cổ phần hóa được Thủ tướng Chính Phủ thơng qua tại quyết định 1354/QĐ-TTg ngày 23/09/2008. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Công thương đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 142/GP- NHNN của NHNN và GCN ĐKKD số 0103038874 của Sở KH & ĐT Hà Nội. Năm 2013, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã phát hành cổ phiếu tăng vốn thành công, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam và Sở KH & ĐT Hà Nội đã cấp GCN ĐKKD số 0100111948 sửa đổi lần thứ tám vào ngày 14/05/2013.

Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam bao gồm: huy động vốn; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu giấy tờ có giá và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.

Năm 2013 là năm thứ 25 hình thành và phát triển, VietinBank đã có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc gồm 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiê ̣m, 7 Cơng ty hạch tốn độc lập. Sứ mệnh là ngân hàng số một của hệ thống ngân hàng Việt Nam, VietinBank luôn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử, không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.1: Một số thông tin chung về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Tên tiếng Việt Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Tên tiếng Anh Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade Tên viết tắt VietinBank

Địa chỉ Hội sở 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Vốn điều lệ 37.234 tỷ đồng (tính đến 31/12/2014)

Mạng lưới hoạt động

Trong nước: 01 Sở giao dịch, 04 Đơn vị sự nghiệp, 02 Văn phòng đại diện, 14 8 CN cấp một, 07 Cơng ty con (tính đến 31/12/2014)

Ngồi nước: 01 Văn phịng đại diện và 03 Chi nhánh

Sứ mệnh Là Tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống.

Tầm nhìn Trở thành Tập đồn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và quốc tế.

Nguồn: www.vietinbank.vn

Theo BMI (2014), báo cáo về ngành ngân hàng thương mại tại Việt Nam quý 2 năm 2014, Vietinbank là ngân hàng cho vay lớn nhất tính theo giá trị tài sản, có mạng lưới rộng khắp và chiếm 20% thị phần trong ngành ngân hàng. Cuối năm 2012, Vietinbank đã bán 20% cổ phần cho Bank of Tokyo UFJ để mở rộng trao đổi với một ngân hàng hoạt động tại nước phát triển như Nhật Bản.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 2 TPHCM được thành lập để tiếp tục thực hiện mục tiêu trên. Chi nhánh được thành lập ngày 19 tháng 08 năm 2009, số đăng ký kinh doanh 0100111948-051, trụ sở tại 222-224 Phan Đình Phùng, Phường 01, quận Phú Nhuận. Người đại diện Chi nhánh hiện nay được đăng ký là ơng Phạm Văn Hồng, chức vụ: Giám đốc.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 2 TPHCM hoạt động trong những lĩnh vực cần có của một ngân hàng thương mại như: huy động vốn; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu giấy tờ có giá… và các hoạt động khác theo ủy quyền của HĐQT.

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 2 Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh 2 Thành phố Hồ Chí Minh

Trong 4 năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có nhiều sự thay đổi. Trong bối cảnh cạnh tranh rất ngay gắt trong cung cấp dịch vụ giữa Vietinbank và các tổ chức tín dụng khác, Chi nhánh vẫn đạt được một số kết quả trong quá trình hoạt động, cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp dư nợ nền kinh tế và huy động vốn trong 4 năm trở lại đây tại Vietinbank – Chi nhánh 2 TPHCM

Đơn vị tính: tỷ VND

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Dư nợ cho vay nền kinh tế 1.050 1.120 1.073 1.385

Huy động vốn 2.339 2.699 2.902 3.214

Nguồn: Phòng Tổng Hợp

Dự nợ cho vay của chi nhánh trong những năm qua chỉ xoay quanh 1.000 tỷ đồng, và có xu hướng khơng ổn định, tuy đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt gần 1.400 tỷ đồng, tuy nhiên chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn thường có tính chu kỳ và thời điểm. Điều này cho thấy những nhận định về khó khăn của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay là có thực.

Bảng 2.3: Tổng hợp thu nhập – chi phí – lợi nhuận trước thuế trong 4 năm từ năm 2011 đến năm 2014 tại Vietinank Chi nhánh 2 TPHCM

Đơn vị tính: tỷ VND

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Thu nhập tổng thể 507,8 517,3 377,2 435,6

Chi phí tổng thể 427,9 443,7 331,1 454,7

Lợi nhuận trước thuế 79,9 73,6 46,1 70,9

Nguồn: Phòng Tổng Hợp

Trong 3 năm trở lại đây, các chỉ số thể hiện kết quả hoạt động giảm đáng kể, từ thu nhập 507 tỷ đồng năm 2011, đến cuối năm 2013 chỉ còn 377 tỷ đồng, lợi nhuận sau thế cũng vì thế giảm đi từ 79 tỷ đồng (2011) về 46 tỷ đồng (2013). Cuối năm 2014, doanh thu đạt 435,6 tỷ đồng, lợi nhuận 70,9 tỷ đồng, mức khá cao trong những năm gần, điều này cho thấy các biện giảm cắt giảm mạnh chi phí đang được áp dụng triệt để.

2.1.3. Thực trạng nhân sự và sự biến động nhân sự tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 2 Thành phố Hồ Chí Minh Thương Việt Nam – Chi nhánh 2 Thành phố Hồ Chí Minh

Nhân sự Chi nhánh, đặc biệt là nhân sự để thực hiện cơng tác tín dụng có nhiều biến động. Số lượng nhân viên tín dụng tại chi nhánh thường có tỷ lệ thấp so với tổng số nhân viên cũng như những người thực hiện các cơng việc khơng liên quan đến tín dụng. Trong khi đó, bộ phận tín dụng tại ngân vẫn được xem là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Bảng bên dưới liệt kê tình hình nhân sự tại Vietinbank Chi nhánh 2 TPHCM trong thời gian qua.

Bảng 2.4: Thống kê số lượng nhân viên và số lượng nhân viên tín dụng

Đơn vị tính: người

Thời gian Tổng

nhân viên

Số lượng Nhân viên tín dụng

Số lượng nhân viên tín dụng nghỉ việc + điều chuyển cơng việc

12/2012 91 21 3

12/2013 103 19 7

12/2014 100 17 6

Số lượng nhân viên tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh 2 TPHCM chỉ ở mức tương đối thấp so với tổng số nhân viên đang làm việc, chỉ chiếm tầm 20%. Số lượng nhân viên tín dụng thấp trong khi đây là một mảng kinh doanh mà Ban lãnh đạo Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam đã và đang rất chú trọng để có thể thực hiện các kế hoạch đã đưa ra. Cũng theo các báo cáo hàng năm tổng kết các năm 2012, 2013, 2014, Vietinbank - Chi nhánh 2 TPHCM được tuyển thêm nhân viên, tuy nhiên số lượng như bảng đã tổng hợp trên thì vẫn khơng tăng lên mà chỉ để bù vào nhân viên đã nghỉ việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự gắn kết nhân viên của nhân viên tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 2 thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)