CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ GẮN KẾT NHÂN VIÊN
1.5. Kinh nghiệm nâng cao gắn kết nhân viên của một số ngân hàng trong
nước và ngoài nước và các bài học kinh nghiệm
1.5.1. Kinh nghiệm nâng cao gắn kết nhân viên của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) Thương Tín (Sacombank)
Tại ngân hàng Sacombank, từ năm 2013 đã ghi nhận một làn sóng biến động nhân sự lớn, ngân hàng này đã thay đổi chính sách nhân sự để nâng cao gắn kết nhân viên, hạn chế mất nhân sự tốt. Ngoài thực hiện đầy đủ chế độ phúc lợi theo quy định của pháp luật, ngân hàng còn áp dụng thêm các chế độ lương thưởng riêng. Chế độ thưởng của Sacombank định kỳ hàng năm như danh hiệu cá nhân, danh hiệu tập thể, hoàn thành kế hoạch kinh doanh… chế độ thưởng đột suất cá nhân, đơn vị có thành tích tốt. Áp dụng các chế độ khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, xây dựng chương trình đánh giá năng lực nội bộ và đồng thời tổ chức các lớp đào tạo về kỹ năng cho cán bộ nhân viên. (theo baocaothuonghieu.sacombank.com.vn).
1.5.2. Kinh nghiệm nâng cao gắn kết nhân viên của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) thương Việt Nam (Techcombank)
Được cho là một ngân hàng có chiến lược nhân sự tồn diện tập trung vào 3 yếu tố: Thu hút và Giữ chân Nhân tài, Đào tạo và Phát triển, Khen thưởng và Ghi nhận. Techcombank cịn tạo q trình đệm cho nhân sự, giúp họ sớm hịa nhập vào mơi trường làm việc. Các nhân sự mới sẽ được trải qua quá trình huấn luyện để làm quen với môi trường, ngay cả ở những nhân sự cấp cao.
Techcombank cũng tạo ra một môi trường học tập liên tục, hơn 500 khóa học mỗi năm dành cho các cán bộ nhân viên ở các cấp khác nhau. Techcombank cũng triển khai cho phép nhân viên đăng ký giờ làm việc linh hoạt, và được nghỉ trong ngày sinh nhật… nhằm tạo môi trường làm việc thoải mái cho người lao động.
Kết quả khảo sát mức độ hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên do Techcombank phối hợp với nhà tư vấn nước ngoài HayGroup cho thấy, năm 2013, kết quả tăng đáng kể so với 2012, trong đó đáng ghi nhận ở số liệu thể hiện mức độ
gắn bó và mức độ tạo điều kiện của tổ chức đối với người lao động. (Theo vietnamnet.vn).
1.5.3. Kinh nghiệm nâng cao sự gắn kết nhân viên của một số ngân hàng khác trong nước trong nước
Một số ngân hàng khác lại dùng ưu đãi giá cổ phiếu để giữ chân các nhân sự cao cấp, để giữ họ gắn bó lâu dài với ngân hàng như tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Thương Tín, Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) (theo www.tienphong.vn).
1.5.4. Kinh nghiệm nâng cao gắn kết nhân viên của Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC thành viên HSBC
Tại HSBC, một trong những yếu tố quan trọng giúp cho HSBC Việt Nam có thể thu hút và giữ được nhân tài chính là triết lý nâng đỡ nhân viên trẻ phát triển sự nghiệp không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra cả khu vực. Những người trẻ ở HSBC còn được học qua thực tế ở những thị trường bên ngoài Việt Nam. Đều đặn hằng năm, ngân hàng này đều cử những nhóm các nhân viên trẻ có tiềm năng sang làm việc ở Hồng Kông, Singapore trong 4-6 tuần, thậm chí 2-3 tháng để học hỏi (Theo www.vng.com.vn).
Các giải pháp đào tạo của HSBC VN bao gồm các khóa học theo tiêu chuẩn chất lượng, các chương trình phát triển lãnh đạo theo đặc thù Việt Nam và giải pháp hỗ trợ nhân viên đạt chứng chỉ bên ngồi (theo dantri.com.vn). HSBC cịn cung cấp các gói bảo hiểm dành cho nhân viên, các cấp lãnh đạo với các quyền lợi khác nhau để tăng sự gắn kết của nhân viên.
1.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra để nâng cao sự gắn kết nhân viên
+ Đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên: đây là chiến lược đào tạo lâu dài, khi nhân viên có được các kỹ năng tốt thì ngân hàng có được nguồn nhân lực tốt để phục vụ khách hàng
+ Nâng cao phúc lợi cho nhân viên tại ngân hàng bằng cách bổ sung các quyền lợi bảo hiểm tăng thêm cho nhân viên và người thân trong gia đình, ngân hàng có thể khiến nhân viên được cảm thấy quan tâm hơn.
+ Cơ hội được học tập tại các nước trong khu vực và trên thế giới, đối với một số ngân hàng toàn cầu, đây là cách họ dùng để nâng cao kỹ năng của nhân viên.
Tóm tắt
Chương 1 trình bày tổng quan về sự hình thành của khái niệm gắn kết nhân viên, đồng thời trình bày khái niệm về sự gắn kết nhân viên được sử dụng trong đề tài. Đồng thời trình bày mơ hình đánh giá về sự gắn kết nhân viên của Saks (2006). Chương 2 trình bày thực trạng về sự gắn kết nhân viên tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 2 Thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỰ GẮN KẾT NHÂN VIÊN CỦA NHÂN VIÊN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM –