CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.2 Cơ sở lý luận về lợi nhuận của ngân hàng thương mại
2.2.1 Khái niệm
Lợi nhuận của ngân hàng thuơng mại là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ.
Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác.
Lợi nhuận gộp =∑doanh thu - ∑ chi phí
2.2.1.1 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận ròng của ngân hàngMức lợi nhuận tuyệt đối
Mức lợi nhuận tuyệt đối gồm
- Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi vay - Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (hay còn gọi là lợi nhuận ròng) Tuy nhiên, khi so sánh chất lượng hoạt động kinh doanh chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối ít được sử dụng, mà nhà quản trị tài chính thường quan tâm hơn tới chỉ tiêu về mức lợi nhuận tương đối (chính là tỷ suất lợi nhuận ).
2.2.1.2 Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE- Return on equity)
ROE được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Số liệu về lợi nhuận ròng được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, còn chỉ tiêu tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán thường niên của các ngân hàng. Chỉ tiêu ROE thể hiện tính hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Kết quả chỉ tiêu ROE cho biết bình quân cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì sử dụng vốn càng có hiệu quả. Các loại cổ phiếu có ROE cao thường được các nhà đầu tư ưa chuộng, do đó chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với quyết định của các nhà đầu tư.
2.2.2.2 Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA: Return on asset)
ROA được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận rịng trên bình quân tổng tài sản. Số liệu về lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh còn chỉ tiêu tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán thường niên của các ngân hàng. Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của q trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một
đồng tài sản được sử dụng trong quá trình kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.3 Cơ cấu rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng thương mại
- Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ - một lĩnh vực đa dạng và có độ nhạy cảm cao, nên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng rất đa dạng. Rủi ro có thể phát sinh từ bất kỳ giao dịch hoặc hoạt động kinh doanh nào có chứa đựng yếu tố khơng chắc chắn. Trong khi mọi giao dịch / hoạt động của ngân hàng đều tiềm ẩn một mức độ nhất định của yếu tố không chắc chắn. Do vậy, tất cả các giao dịch/ hoạt động mà ngân hàng thực hiện đều góp phần hình thành nên rủi ro tổng thể của ngân hàng.
- Trong các loại rủi ro của kinh doanh ngân hàng, rủi ro của hoạt động cho vay được xem là loại rủi ro chính yếu, xuất phát từ vị trí quan trọng của cho vay trong tổng tài sản cũng như trong nguồn lợi nhuận thu được từ cho vay.
- Về cấu trúc thành phần, rủi ro của hoạt động cho vay có thể được chia thành hai loại căn bản: rủi ro giao dịch cho vay và rủi ro danh mục cho vay. Rủi ro giao dịch liên quan đến sự hoàn trả của từng giao dịch cho vay cá biệt, còn rủi ro danh mục là rủi ro gắn liền với một danh mục cho vay đang hiện hữu của ngân hàng thương mại. Rủi ro danh mục bao gồm hai thành phần là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung như phân tích dưới đây: