Biến và mô tả biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 83 - 87)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG DANH MỤC CHO VAY

4.1.1 Biến và mô tả biến

Các biến được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu bao gồm: tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), kích thước của ngân hàng (Bank’s size), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Equity ratio, EQ), chỉ số đo lường mức độ tập trung HHI.

4.1.1.1 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận rịng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của ngân hàng trong kỳ báo cáo chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của ngân hàng trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Giá trị của lợi nhuận ròng lấy từ giá trị thị trường còn giá trị tài sản lại lấy từ giá trị số sách, nên cần tính giá trị bình qn tài sản ngân hàng.

4.1.1.2 Tỷ lệ vốn chủ sỏ hữu trên tổng tài sản (EQ)

Tỷ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản là biến số độc lập để đo lường và đại diện cho chỉ số vốn của ngân hàng. Tỷ số này phản ánh cơ cấu vốn của mỗi ngân hàng. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng là tấm đệm để chống lại rủi ro phá sản, bảo vệ quyền lợi của khách hàng tiền gửi và góp phần tạo nên thương hiệu và niềm tin cho khách hàng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cao đồng nghĩa với tỷ lệ nợ/tổng tài sản thấp, ngân hàng sẽ giảm được đáng kể chi phí sử dụng vốn (như chi phí lãi vay, chi phí liên quan đến huy động vốn,…), chi phí giảm trực tiếp làm tăng lợi nhuận. Với

giả định là thị trường vốn hoàn hảo, khi tỷ lệ vốn này tăng sẽ làm gia tăng lợi nhuận ngân hàng.

Fotios và Kyriaki (2007) thực hiện nghiên cứu yếu tố nội tại ngân hàng và môi trường kinh tế tác động đến lợi nhuận ngân hàng trong nước và nước ngoài của 15 quốc gia Châu Âu trong giai đoạn 1995 đến 2001. Tổng số ngân hàng được sử dụng trong nghiên cứu này là 584 ngân hàng. Kết quả cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu

trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến ROA đối với ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Anna và Hoi (2007) cũng cho thấy những ngân hàng có

tỷ lệ vốn trên tổng tài sản lớn thì sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận (đo lường bằng ROA).

Nhìn chung, qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm, kết quả thu được khá đồng nhất với kết luận tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Điều này phù hợp với thực tế là các ngân hàng với tỷ lệ vốn cao hơn có chi phí tài trợ thấp hơn bởi vì chi phí phá sản tiềm năng thấp hơn.

Giả thuyết H1: Có mối tương quan thuận giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

4.1.1.3 Quy mô ngân hàng (ASSET)

Quy mơ ngân hàng dùng để phản ánh tính lợi thế hoặc bất lợi kinh tế theo quy mô (economics of scale) trên thị trường. Quy mơ ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận càng tăng. Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối liên hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố quy mô và lợi nhuận ngân hàng (Akhavein và các cộng sự (1997), Smirlock (1985)). Ngồi ra, Short (1979) cho rằng quy mơ có liên hệ đến tỷ lệ an tồn vốn của một ngân hàng, bởi vì các ngân hàng lớn có khuynh hướng ít tăng nguồn vốn có chi phí cao (vốn chủ sở hữu), và do đó, sẽ làm tăng lợi nhuận. Lập luận tương tự, Haslem (1968), Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992), Bikker và Hu (2002), Goddar và các cộng sự (2004) cũng cho rằng khi quy mơ tăng thì lợi nhuận cũng tăng theo. Tuy nhiên, trong một số tình huống, quy mô ngân hàng quá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận bởi vượt quá tầm kiểm soát của ngân hàng.

Berger và các cộng sự (1987) cho rằng, các ngân hàng lớn sẽ đối mặt với sự bất lợi về quy mơ, bởi vì khi tăng quy mơ thì chi phí cũng tăng theo. Tương tự, Anna và Hoi (2007) với nghiên cứu các yếu tố nội tại ngân hàng cũng như các yếu tố vĩ mô, cấu trúc tài chính tác động đến lợi nhuận các ngân hàng ở Macao giai đoạn từ 1993 đến 2007 cho thấy những ngân hàng có quy mơ nhỏ sẽ có ROA cao hơn so với các ngân hàng lớn trong đó số liệu nghiên cứu là 5 ngân hàng chiếm 75% tổng tài sản và có cùng tỷ lệ dư nợ ở Macao. Khơng dừng lại ở đó, Fotios và Kyriaki (2007) mở rộng nghiên cứu trên nhiều quốc gia khi tiến hành nghiên cứu yếu tố nội tại ngân hàng và môi trường kinh tế tác động đến lợi nhuận ngân hàng trong nước và nước ngoài của 15 quốc gia Châu Âu trong giai đoạn 1995 đến 2001. Tổng số ngân hàng được sử dụng trong nghiên cứu này là 584 ngân hàng. Kết quả cho thấy lợi nhuận ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngồi khơng chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại trong ngân hàng mà cịn bị ảnh hưởng bởi cấu trúc tài chính và điều kiện kinh tế vĩ mơ. Trong đó quy mơ đóng vai trị quan trọng và có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Bên cạnh đó, để nghiên cứu tác động của các yếu tố nội tại đến lợi nhuận ngân hàng theo từng giai đoạn, Andreas và Gabrielle (2011) sử dụng kỹ thuật ước lượng GMM để phân tích số liệu phân trên 372 ngân hàng thương mại ở Thụy Sĩ từ 1999-2009, được phân chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn trước khủng hoảng từ 1999-2006 và giai đoạn khủng hoảng từ 2007 -2009. Kết quả cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về lợi nhuận giữa các ngân hàng. Về mặt quy mơ, có nhiều bằng chứng cho thấy những ngân hàng có quy mơ nhỏ hoặc lớn có lợi nhuận cao hơn các ngân hàng quy mơ trung bình ở giai đoạn trước khủng hoảng; nhưng những ngân hàng lớn thì ít lợi nhuận hơn ngân hàng trung bình và nhỏ trong giai đoạn khủng hoảng bởi vì những ngân hàng lớn có tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng lớn trong giai đoạn khủng hoảng. Khác biệt với các ý kiến trên, Eichengreen và Gibson (2001) lại cho thấy ảnh hưởng của quy mô đối với lợi nhuận là khơng tuyến tính, tức là ban đầu lợi nhuận tăng cùng với quy mô, nhưng sau đó thì lợi nhuận lại giảm xuống. Nhìn chung, với rất nhiều nghiên cứu độc lập tại các quốc gia và trong từng giai đoạn khác nhau, sự tác động của quy mơ đến lợi nhuận

ngân hàng cịn gây nhiều tranh cãi và chưa đi đến kết luận đồng nhất. Có thể là mối liên hệ cùng chiều, ngược chiều, hay vừa cùng vừa ngược chiều hoặc cũng có thể khơng tác động. Điều đó có thể lý giải dựa trên sự khác biệt giữa các lãnh thổ và môi trường kinh tế, pháp lý cũng như theo từng giai đoạn. Trên hết, vai trò của lý thuyết nền tảng rút ra từ những nghiên cứu thực nghiệm này là hết sức to lớn và không thể phủ nhận. Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước và dựa vào thực trạng ngân hàng Việt Nam, mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận được kỳ vọng là có mối quan hệ cùng chiều. Trong luận văn này, tác giả sử dụng Ln của tổng tài sản để mô tả mối quan hệ này.

Giả thuyết H2: Quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động

4.1.1.4 Mức độ tập trung truyền thống chỉ số Hirshmann- Herfindahl (HHI): (HHI):

Chỉ số HHI xem đa dạng hóa là rủi ro như nhau trong mọi lĩnh vực.

Chỉ số này được Benjamin M. Tabak, DimasM.Fazio and Daniel O.Cajueiro và nhiều nhà nghiên cứu khác sử dụng để đo lường mức độ tập trung ngành hay mức độ tập trung của các khoản vay.

Mục tiêu của luận văn là phân tích và đánh giá xem hiện tại các ngân hàng đang tập trung cho vay vào ngành nghề nào. Thơng qua đó sẽ thấy được tác động của mức độ tập trung cho vay trong một hay nhiều lĩnh vực kinh đến đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Chỉ số HHI được tính được tính bằng tổng bình phương của các tỷ trọng cho vay. HHI của Ngân hàng tại thời điểm t có thể được tính như sau:

HHI bt= 2 bt

Với

Bảng 4.1 Kỳ vọng về dấu giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Biến độc lập Ký hiệu Cơng thức tính Quan hệ

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản

EQ Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản +

Quy mô ngân hàng ASSET Ln (Tổng tài sản) +

Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thị trường tiền vay

HHI Tính bằng chỉ số H-H (Tổng bình phương tỷ trọng cho vay của mỗi ngành)

+

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)