CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG DANH MỤC CHO VAY
3.1 Tổng quan tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng ViệtNam
3.1.3 Về tăng trưởng cung tiền, tín dụng và lạm phát
- Giai đoạn 2006-2010: tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh và nóng, ln duy trì ở mức trên 20%.
Giai đoạn 2006 đến 2010 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với mức độ cao, bình quân GDP trong khoảng thời gian này là 7.23% (trong đó khoảng thời gian từ 2006 đến 2007 hàng năm tăng trên 8%, các năm từ 2008 đến 2010, giảm xuống dưới 7%). Đây cũng là giai đoạn tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng, tăng trưởng huy động vốn và tổng phương tiện thanh toán của hệ thống ngân hàng thường xuyên ở mức cao trên 20%. Theo tính tốn từ số liệu của Ngân hàng nhà nước, tín dụng cho nền kinh tế trong giai đoạn này tăng bình quân 33,2%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 26,1%/năm của giai đoạn 2001-2005 và tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng từ 0,71 lần năm 2006 lên mức 1,16 lần năm 2010.
Nhìn chung tất cả các con số đạt được đều cao hơn hẳn các chỉ tiêu dự kiến của ngân hàng Nhà nước trong đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt. Đây không hẳn là biểu hiện tốt, bởi vì nó tác động không nhỏ đến sự phát triển bất thường của nền kinh tế trong giai đoạn này.
Đồ Thị 3.1. Tăng trưởng cung tiền, tín dụng và lạm phát
Nguồn: Sao Vàng Capital (2014)
Bên cạnh đó mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này (nhất là từ sau 2007) cho thấy có những dấu hiệu của hiện tượng “phản chu kỳ - Countercyclical” tức là tăng trưởng tín dụng “nóng” trong khi nền kinh tế giảm sút. Bình quân tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này gấp 4.47 lần so với mức tăng trưởng GDP. Kinh nghiệm tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2004 được xem là ổn định có mức tăng trưởng kinh tế bình qn 7.18%, lạm phát dao động ở mức dưới 4%, thời gian này, tốc độ tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng luôn xoay quanh mức dưới 30%, chỉ cao hơn tăng trưởng GDP khoảng 3- 3.85 lần. Theo các chuyên gia kinh tế, mức tăng trưởng tín dụng nếu trong giới hạn từ 2 – 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP thì được xem là khơng gây bất lợi cho nền kinh tế. Tại Việt Nam đã vượt quá giới hạn này, vì vậy nền kinh tế xuất hiện tình trạng bong bóng tài sản khi nguồn vốn tín dụng tăng nóng chủ yếu đổ vào các lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản hoặc kinh doanh chứng khoán.
Thực tế, trong giai đoạn 2007-2010, tín dụng tăng trưởng mạnh, nhiều ngân hàng đã cho vay ồ ạt, thiếu kiểm sốt rủi ro, dẫn đến khơng thu hồi được nợ, thiệt hại mất vốn rất lớn . Trong giai đoạn này, mặc dù tính bình qn mức tăng trưởng vốn huy động gần tương đương với mức tăng trưởng tín dụng (34.63% sovới 34.3%), nhưng có những thời điểm trong các năm 2007, 2008 và 2009 huy động vốn ở mức thấp hơn so với tín dụng, khiến cho hệ thống ngân hàng ln ở trong tình trạng thiếu thanh khoản, nhất là các ngân hàng TMCP nhỏ phải chạy đua lãi suất nhằm huy động vốn. Sự phát triển nhanh và nóng của các ngân hàng thương mại, tiềm ẩn nhiều rủi ro xét trên góc độ tồn hệ thống và tồn bộ nền kinh tế, buộc Chính phủ và NHNN phải có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ ở tầm vĩ mô. Điểm đáng lưu ý trong thời kỳ này là NHNN đã phải áp dụng đồng thời cả biện pháp trực tiếp (thơng qua các mệnh lệnh hành chính) và gián tiếp (thơng qua kinh tế) để tác động vào thị trường tài chính tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất và tỷ giá. Điển hình, năm 2007, để kiểm sốt sự tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản NHNN đã đưa ra chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN ngày 28/05/2007 bảo đảm bảo tỷ lệ dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khốn khơng vượt q 3% về kiểm sốt quy mơ, chất lượng tín dụng và cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, trong giai đoạn 2007-2009, tình trạng thiếu thanh khoản đã làm cho dư nợ cho vay trong giai đoạn này giảm mạnh. Chính vì vậy, NHNN đã áp dụng gói kích cầu thơng qua chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. NHNN hướng dẫn các TCTD cho vay qua ban hành Thông tư số 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009, Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/04/2009, Thông tư số số 09/2009/TT-NHNN ngày 05/05/2009 để tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tiếp cận vốn vay đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất-kinh doanh. Bên cạnh đó, đến năm 2010, áp lực lạm phát gia tăng gây bất ổn trong nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng khó huy động vốn, nhưng điểm tích cực là tốc độ tăng trưởng tiền gửi vẫn cao hơn tăng trưởng tín dụng. Lãi suất duy trì ở mức rất cao gây trở ngại cho hoạt động của doanh nghiệp vì thơng tư 13 quy định các ngân hàng phải tăng hệ số an toàn vốn tối thiếu (CAR) từ 8% lên
9%, đồng thời nâng hệ số rủi ro của các khoản cho vay đầu tư bất động sản và chứng khoán lên 250%. Cũng theo thông tư này, các ngân hàng chỉ được phép sử dụng tối đa 80% vốn huy động để cho vay
Khoảng thời gian từ 2006 đến 2010, các ngân hàng có xu hướng cho vay tập trung vào lĩnh vực bất động sản và thị trường chứng khoán, dư nợ cho vay ở hai lĩnh vực này tăng trưởng “nóng”. Điều này dẫn đến rủi ro danh mục tiềm ẩn,
nguy cơ vỡ nợ của ngân hàng cao. Đây là giai đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những chuyển biến rất mạnh theo xu hướng hội nhập vào kinh tế quốc tế. Gắn liền với thăng trầm của nền kinh tế trong giai đoạn này, hoạt động ngân hàng đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, sự tăng trưởng tín dụng ln gắn với sự gia tăng GDP của nền kinh tế. Bên cạnh đó, những bất cập trong hoạt động ngân hàng cũng chính là những tác nhân ảnh hưởng không tốt tới sự ổn định của nền kinh tế trong thời gian này.
- Giai đoạn 2011-2014: hệ thống ngân hàng thừa thanh khoản, tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại và ở mức dưới 15%
Với sự tăng trưởng q nóng dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2006-2010, đặc biệt là việc cho vay ồ ạt của các ngân hàng đối lĩnh vực bất động sản và thị trường chứng khoán mà khơng kiểm sốt được chất lượng các khoản vay đã dẫn đến hệ lụy tình trạng nợ xấu tăng cao. Nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng về bất động sản và cung cấp tín dụng tập trung thái q vào một nhóm tập đồn kinh tế, kể cả khu vực tư nhân làm tăng tính rủi ro của tín dụng và sự kém hiệu quả trong việc phân bố nguồn lực tài chính. Hệ thống ngân hàng thương mại từ quý IV/2011 lâm vào nguy cơ đổ vỡ dây chuyền do mất thanh khoản của một nhóm ngân hàng thương mại yếu kém. Năm 2012, hệ thống ngân hàng thừa thanh khoản, nhưng một bộ phận rất lớn doanh nghiệp vẫn thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng do không thể (do nợ xấu), hoặc do khó tiếp cận vốn vay (do lãi suất quá cao), thậm chí, hoặc do không muốn vay (do không tiêu thụ được sản phẩm, hàng tồn kho lớn). Sự ách tắc này đang đe dọa sự tồn vong của các doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng – hai lực lượng chủ thể - chủ lực của kinh tế thị trường. Một số lượng doanh nghiệp không
tiếp cận được nguồn vốn, mặt khác hàng tồn kho ứ đọng cao đã đẩy nhiều doanh nghiệp đến tình trạng phá sản đóng cửa.
Tính đến 22/12/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng xấp xỉ 15.99% so với cuối năm 2013, tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 12.62%, và tăng trưởng dư nợ huy động tăng 15.76%. Như vậy, dư nợ tín dụng đã trở lại xu hướng đi lên trong hai năm 2013 và 2014. Điều tích cực là tín dụng đã chảy nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất trực tiếp thay vì vào những lĩnh vực mang tính đầu cơ dễ tạo ra bong bóng như các năm trước đây. So với cuối 2013, tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tính đến cuối tháng 11/2014 đã tăng 13.8%; tín dụng cho lĩnh vực công nghệ cao tăng 14.8%; tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thông tăng 12.8% (Cơng ty Chứng khốn Bảo Việt, 2014).
Giai đoạn 2011-2014, là giai đoạn tập trung ổn định nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, tập trung giải quyết thanh khoản của thị trường bất động sản, bởi vì một
khi thanh khoản của thị trường bất động sản chưa cải thiện, thì việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cũng sẽ khó khăn. Bên cạnh đó, giai đoạn này là giai đoạn tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thông qua việc sáp nhập (M&A) các ngân hàng hoạt động yếu kém.