Đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộphận quản lý rủi ro trong mỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 117 - 118)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ

5.3 Giải pháp để hoàn thiện danh mục cho vay

5.3.1.5 Đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộphận quản lý rủi ro trong mỗ

trong mỗi ngân hàng

Căn bản nhất của công tác quản trị danh mục cho vay chính là quản trị rủi ro tập trung trên danh mục. Đó là lý do vì sao các ngân hàng cần phải coi trọng các nhân tố chi phối việc kiểm soát và hạn chế rủi ro danh mục cho vay. Một trong các nhân tố đó là đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi ro trong mỗi ngân hàng. Sự độc lập của bộ phận quản lý rủi ro thể hiện chỗ nó tách biệt với các bộ phận tác nghiệp khác trong ngân hàng. Đây là điều cần thiết để đảm bảo rằng công việc của bộ phận này sẽ không bị chi phối bởi quá trình tác nghiệp, thể hiện đúng nguyên tắc tách rời giữa bộ phận tạo rủi ro và bộ phận kiểm soát rủi ro, làm đúng chức năng quản lý rủi ro.

Tính tập trung trong quản lý rủi ro đảm bảo các loại hình rủi ro khơng bị chia nhỏ trong quá trình quản lý, tạo điều kiện để đánh giá tổng thể dễ dàng hơn. Mặt khác tính tập trung của bộ phận quản lý rủi ro cũng địi hỏi các thơng tin và những nghiên cứu về rủi ro của ngân hàng cần phải do một đầu mối đảm nhận và chịu trách nhiệm, nếu phân tán sẽ rất khó quản lý hiệu quả.

Để cho bộ phận quản lý rủi ro ở tất cả các ngân hàng TMCP hoạt động

đúng chức năng và hiệu quả, cần phải xác định rõ ràng nhiệm vụ mà bộ phận này phải đảm trách. Những công việc thuộc chức năng của bộ phận quản lý rủi ro bao gồm:

- Xây dựng một hệ thống nhận dạng, đo lường, đánh giá và kiểm soát rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của ngân hàng. Đặc biệt là xây dựng mơ hình đo lường để tính tốn định lượng tổn thất mà rủi ro

qua vốn của ngân hàng.

- Xác định các giới hạn an toàn cho vay đối với từng khách hàng và từng nhóm khách hàng, trên tất cả các khu vực, các miền, các hoạt động cho vay của ngân hàng. Đồng thời phải có cơ chế đảm bảo giám sát việc thực hiện các giới hạn này.

- Thiết kế các kịch bản và thử nghiệm tác động của những điều kiện thị trường ảnh hưởng bất lợi đến cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng. - Là đầu mối tập hợp tất cả các thông tin liên quan đến rủi ro một cách thường xuyên, liên tục và chuyển kết quả đó cho ban điều hành, giúp các nhà quản trị cấp cao đánh giá thực chất về toàn cảnh rủi ro của ngân hàng nói chung, trong đó có rủi ro liên quan đến danh mục cho vay.

- Trong giai đoạn từ nay đến trước năm 2020, bộ phận quản lý rủi ro của từng ngân hàng sẽ là nơi tập trung nghiên cứu để ứng dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro (trong đó có quản lý rủi ro danh mục cho vay) theo tinh thần của Basel 2, tiến tới tiếp cận theo tinh thần của Basel 3.

Ở đây cũng cần lưu ý rằng, để đảm bảo tính tập trung, bộ phận quản lý rủi ro phải quản lý tất cả các loại hình rủi ro, khơng nên tách riêng từng loại rủi ro. Hiện nay, ở một số ngân hàng có bộ phận ALCO (quản trị tài sản có và tài sản nợ), thực chất làm nhiệm vụ quản lý rủi ro vì vậy ngân hàng nào đã hình thành bộ phận này rồi thì có thể quy định lại nhiệm vụ cho phù hợp, những ngân hàng chưa có thì nên thành lập mới. Mặt khác để đảm bảo tính độc lập, bộ phận quản lý rủi ro không nên tham gia vào quá trình thẩm định rủi ro thơng qua xét duyệt hồ sơ các khoản vay như hiện tại nhiều ngân hàng vẫn đang áp dụng. Điều này là trái với nguyên tắc về quản lý rủi ro theo ủy ban Basel kiến nghị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)