Tác động của danh mục cho vay đến rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.5 Tác động của danh mục cho vay đến rủi ro

Trong lý thuyết về danh mục hiện đại, sự đa dạng hóa được xem là chìa khóa quan trọng để giảm thiểu rủi ro tập trung. Đa dạng hóa phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản:

Thứ nhất danh mục bao gồm một số lượng lớn những khoản vay có giá trị tương đối

nhỏ, sao cho biến cố rủi ro nếu xảy ra thì tổn thất mà một khoản vay mang lại khơng tác động quá lớn đến giá trị danh mục.

Thứ hai những khoản vay trên danh mục phải có tính độc lập, ít phụ thuộc với nhau,

tức là khả năng vỡ nợ của một khoản vay trên danh mục không ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của các khoản vay cịn lại.

Có thể thấy rằng, hạn chế rủi ro giao dịch là công việc bắt buộc của tất cả các ngân hàng trong quá trình cho vay, nhằm giảm thiểu hiện tượng không thu hồi được gốc và lãi của từng khoản cho vay. Tuy nhiên đứng ở góc độ tồn danh mục cho vay, rủi ro danh mục không chỉ phụ thuộc vào rủi ro cá biệt của từng khoản vay với tư cách tồn tại độc lập mà còn phụ thuộc vào sự tương quan giữa các khoản cho vay trên danh mục. Độ tương quan giữa các khoản vay trên danh mục càng cao, thì mức độ rủi ro của sự tập trung càng lớn, khả năng tổn thất xảy ra có thể đem lại hậu quả hết sức nặng nề cho ngân hàng. Do vậy trong hoạt động cho vay, bên cạnh rủi ro giao dịch các ngân hàng thương mại đồng thời phải quan tâm đến rủi ro danh mục cho vay.

Vào những năm đầu thập niên 90 tại nhiều quốc gia trên thế giới, xuất hiện nhiều bài nghiên cứu, các cuộc hội thảo khoa học về tác động của chiến lược tập trung hoặc đa dạng hóa trên danh mục cho vay đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Đã có nhiều cuộc khảo sát trên bình diện rộng diễn ra tại các quốc gia như Úc, Đức, Mỹ … liên quan đến vấn đề này.

Tại Úc cũng có tình trạng tương tự như tại Đức: xuất hiện những cuộc tranh luận khoa học kéo theo sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản trị ngân hàng. Trong số các nghiên cứu đó, nổi bật là của nhóm tác giả Stefania P.S. Rossi, Markus S. Schwaiger, Gerhard Winkler năm 2009. Nhóm này đã sử dụng các mơ hình tốn để kiểm chứng các giả thuyết liên quan đến mức độ ảnh hưởng của đa dạng hóa trên danh mục cho vay của ngân hàng đối với rủi ro, hiệu quả hoạt động và mức độ vốn hóa tại các ngân hàng thương mại Úc. Đối tượng khảo sát là 96 ngân hàng thương mại lớn nhất nước Úc (xét theo quy mơ tài sản) trong vịng 7 năm từ

1997 - 2003. Kết luận công bố sau nghiên cứu cho thấy những lợi ích rõ rệt của việc đa dạng hóa danh mục cho vay đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cụ thể đa dạng hóa (nhất là đa dạng về ngành nghề cho vay) sẽ làm giảm dự phòng nợ xấu trong tương lai, đồng thời ngân hàng có thể hoạt động với mức vốn thấp hơn, từ đó giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực, gia tăng hiệu quả lợi nhuận cho ngân hàng. Theo nghiên cứu này, các ngân hàng Úc nhất trí rằng quản trị danh mục yếu kém là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng danh mục cho vay. Từ đó các ngân hàng cho rằng cần phải áp dụng biện pháp đa dạng hoá trong quản trị danh mục, đặc biệt việc tăng cường giám sát theo ủy ban Basel (thơng qua các tiêu chuẩn an tồn cũng như quy trình giám sát) là điều kiện hết sức cần thiết để quản trị thành công danh mục cho vay tại các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)