Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 93 - 94)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG DANH MỤC CHO VAY

4.3 Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu

4.3.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy có nhiều tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Hai chỉ tiêu vốn chủ sở hữu và tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán hàng năm của các ngân hàng. Tỷ số này phản ánh cơ cấu vốn chủ sở hữu của ngân hàng, nghĩa là thể hiện một đồng tài sản của ngân hàng được tài trợ bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.

4.3.2 Quy mô ngân hàng (ASSET01)

Quy mơ ngân hàng có thể được đo lường bởi nhiều phương pháp như giá trị của tổng tài sản, của doanh thu hay tổng giá trị thị trường của ngân hàng. Ngồi ra cịn có một thước đo khơng phổ biến khác như quy mô ngân hàng được dựa trên số lao động hiện tại. Panayiotis và các cộng sự (2006) đã sử dụng ln (tổng tài sản) để đo lường quy mô ngân hàng trong một nghiên cứu các ngân hàng ở Hy Lạp từ

1985-2001. Ngoài ra, khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng ở Tunisia, Samy Ben Naceur (2003) cũng sử dụng ln (tổng tài sản) để đo lường biến quy mơ ngân hàng.

Vì đặc thù ngân hàng có tổng tài sản rất lớn và hoạt động kinh doanh tiền tệ là hoạt động chủ chốt nên tác giả cũng lựa chọn tổng tài sản làm biến quan sát đại diện cho quy mô của ngân hàng và lấy logarit tự nhiên (ln) của tổng tài sản tài sản để làm giảm sự cách biệt giữa các giá trị của các biến do tài sản là biến có giá trị lớn hơn nhiều so với các biến nghiên cứu khác (theo cách tính của Zuzanan và Tigran (2011)). Giá trị tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán hàng năm của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)