Giải thích kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 104 - 108)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG DANH MỤC CHO VAY

4.5 Giải thích kết quả nghiên cứu

Đề tài đã tìm được mơ hình nghiên cứu phù hợp để giải thích mối quan hệ giữa các biến, đồng thời đã kiểm định được sự phù hợp của mơ hình.

4.5.1 Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQ)

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQ) có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng ROA với mức ý nghĩa 1%. Biến này phản ánh cơ cấu vốn của mỗi ngân hàng. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng là tấm đệm để chống lại rủi ro phá sản, bảo vệ quyền lợi của khách hàng tiền gửi và góp phần tạo nên thương hiệu và niềm tin cho khách hàng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản cao đồng nghĩa với tỷ lệ nợ/tổng tài sản thấp, ngân hàng sẽ giảm được đáng kể chi phí sử dụng vốn như chi phí lãi vay, chi phí liên quan đến huy động vốn. Chi phí giảm sẽ trực tiếp làm tăng lợi nhuận. Điều này cũng phù hợp với giả thuyết H1.

4.5.2 Biến quy mô ngân hàng (ASSET01)

Theo giả thuyết nghiên cứu H2, quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động ngân hàng. Thật vậy, quy mô ngân hàng dùng để phản ánh tính lợi thế kinh tế theo quy mô trên thị trường. Nghĩa là ngân hàng có quy mơ càng lớn, doanh thu và lợi nhuận càng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến quy mơ (ASSET01) có ý nghĩa thống kê có tác động ngược chiều đến ROA.

Kết quả này cũng khơng có gì đáng ngạc nhiên bởi vì trong một số tình huống, quy mơ ngân hàng quá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận bởi vượt quá tầm kiểm soát của ngân hàng. Berger và các cộng sự (1987) cho rằng, các ngân hàng lớn sẽ đối mặt với sự bất lợi về quy mơ, bởi vì khi tăng quy mơ thì chi phí cũng tăng theo. Đồng thời Anna và Hoi (2007) với nghiên cứu các ngân hàng ở Macao giai

ROA cao hơn.

Mặt khác, ở Việt Nam, các ngân hàng có tổng tài sản lớn (quy mơ lớn) thường cho các tập đoàn lớn, sử dụng nhiều vốn và có nhiều ưu thế trong quan hệ vay mượn mà chủ yếu là các tập đoàn nhà nước, các tập đồn này có hiệu quả kinh doanh thấp và ngân hàng phải chịu rủi ro khi các doanh nghiệp này gặp khó khăn tài chính. Và khi cho các doanh nghiệp nhà nước có quy mơ lớn vay vốn, thơng thường các ngân hàng phải đơn giản hóa thủ tục thẩm định và điều này tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu nếu các doanh nghiệp vay vốn cố tình che giấu thơng tin bất lợi của mình. Trong đó, đình đám nhất là vụ án kinh tế của tập đoàn Vinashin. Đây là vụ án kinh tế lớn nhất hiện nay tại Việt Nam với thất thốt hàng nghìn tỷ VNĐ để lại những hậu quả nặng nề về kinh tế- xã hội và gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến hoạt động của nhiều ngân hàng có quan hệ tín dụng với tập đồn này. Có thể nói, những ngân hàng lớn có tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng lớn trong giai đoạn khủng hoảng làm giảm trực tiếp lợi nhuận thu được.

4.5.3 Biến mức độ tập trung của danh mục cho vay

Mối quan hệ giữa ROA và HHI là mối tương quan thuận, nghĩa là mức độ tập trung của danh mục cho vay càng cao thì ROA càng tăng. Ở Việt Nam, đa phần các ngân hàng đều tập trung cho vay ở một số lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao. Như giai đoạn 2006-2007 là giai đoạn hưng thịnh của các ngành phi sản xuất như kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán cho nên tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các ngành này tăng mạnh nhất là vào năm 2007, và tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế cũng lên “đỉnh”. Tuy nhiên, bước sang 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm, tình hình lạm phát lại tăng cao, làm cho hoạt động cho vay và huy động của các ngân hàng bị giảm sút, đồng thời rủi ro của ngân hàng lại gia tăng. Ngồi ra, nhìn vào bảng số liệu 2.1 ta thấy rõ các ngân hàng TMCP có qui mơ lớn cơ cấu danh mục cho vay cũng chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực thương mại, sản xuất gia công chế biến, dịch vụ cá nhân.

càng gia tăng. Tuy nhiên, việc tập trung cho vay ở một số ngành cũng làm cho các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ cao nếu như những ngành đó có biến động mạnh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Ở chương này luận văn đã thực hiện hồi quy các biến theo lợi nhuận để xem xét mối quan hệ giữa các biến và lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả của chương 4 cho ta thấy sự liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc giữa lợi nhuận ngân hàng và qui mô tổng tài sản của ngân hàng. Ngồi ra, cịn phân tích mối quan hệ giữa lợi nhuận và mức độ tập trung của danh mục cho vay của các ngân hàng tại Việt Nam. Đa phần các ngân hàng tại Việt Nam đều có mức độ tập trung của danh mục cho vay ở một số lĩnh vực và ngành nghề để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, các danh mục cho vay này đều phụ thuộc vào thị trường, và bị dẫn dắt bởi thị trường nên rủi ro cho vay ở những lĩnh vực đó khá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)