Cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 55 - 56)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG DANH MỤC CHO VAY

3.2 Thực trạng danh mục cho vay tại các Ngân hàng TMCP ViệtNam

3.2.3 Cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng

Tính đa dạng hóa trên danh mục khơng chỉ biểu hiện ở ngành nghề, thời hạn, nhóm nợ mà cịn theo tiêu chí đối tượng khách hàng/tính chất sở hữu. Nhận thấy hầu hết các ngân hàng TMCP chú trọng cho vay đối với cá nhân và các công ty cổ phần, công ty TNHH và tư nhân. Tỷ trọng vốn cho các loại chủ thể này hầu hết chiếm từ 80 - trên 90% tổng dư nợ, trong khi tỷ trọng cho vay doanh nghiệp SHNN rất thấp (chẳng hạn như ở ACB; SACOMBANK, EXIMBANK tỷ lệ cho vay doanh nghiệp SHNN có xu hướng giảm dần và không quá 5% tổng dư nợ vào thời điểm cuối năm 2010). Tuy nhiên đánh giá chung cơ cấu danh mục theo đối tượng khách

và xu hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần tại Việt Nam.

Ngoài các tiêu thức chủ yếu như theo ngành, theo lĩnh vực đầu tư, theo thời hạn, theo đối tượng khách hàng… đã phân tích trên đây, còn một số tiêu thức mà ngân hàng TMCP có thể sử dụng để phân loại danh mục cho vay của mình như phân loại theo khu vực địa lý, loại tiền tệ, hình thức cho vay … Tuy nhiên các tiêu thức này khơng bắt buộc (như tiêu chí theo ngành, theo thời hạn) vì vậy nhiều ngân hàng TMCP khơng cơng bố danh mục cho vay theo các tiêu chí này.

Tóm lại qua phân tích thực trạng danh mục cho vay của một số ngân hàng TMCP trong giai đoạn từ 2004 – 2014, nhận thấy:

- Mức độ đa dạng hóa trên danh mục cho vay của hầu hết các ngân hàng nhìn chung không cao. Dù xét theo tiêu chí ngành kinh tế, lĩnh vực đầu tư, đối tượng khách hàng, hay thời hạn cho vay… thông thường danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP chỉ tập trung vào một hoặc hai loại cho vay nhất định (nhiều nhất là 4 loại như trong danh mục cho vay theo ngành kinh tế). Về mức độ tập trung, loại cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trên danh mục có thể lên tới trên 60% giá trị dư nợ toàn danh mục, đồng thời gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu của ngân hàng (cao nhất là 4 lần trong danh mục theo ngành).

- Danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tập trung khá lớn. Những rủi ro này sẽ trở thành tổn thất tài chính nghiêm trọng cho các ngân hàng một khi nền kinh tế biến chuyển bất lợi. Điều này đã được minh chứng thông qua kết quả hoạt động thực tế của ngân hàng Việt Nam những năm kế tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)