Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 121 - 123)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ

5.3 Giải pháp để hoàn thiện danh mục cho vay

5.3.2.1 Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ có vai trị quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường cho sự phát triển của ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế, từ đó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại. Thực tế thời gian qua cho thấy, vai trò điều hành của Chính phủ chưa thật sự hiệu quả, có tác động khơng tốt đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị danh mục cho vay nói riêng của ngân hàng thương mại. Vì vậy, tác giả có một số kiến nghị với Chính phủ như sau:

hịa hợp lý giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu ổn định kinh tế, kìm chế lạm phát. Thực tế những năm qua cho thấy, việc quá chú trọng vào tăng trưởng kinh tế trên cơ sở vốn đầu tư (theo chiều rộng) chứ không phải là dựa trên năng suất hiệu quả (theo chiều sâu), một mặt đã dẫn đến đầu tư vốn dàn trải, kém hiệu quả: một số ngành phi sản xuất tăng trưởng “quá nóng” thiếu sự kiểm soát, trong khi những ngành sản xuất kinh doanh khác khó khăn. Mặt khác, trong điều kiện các thành phần kinh tế đều khó khăn về vốn thì nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế sẽ bị đẩy sang phía hệ thống ngân hàng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho hệ thống ngân hàng mở rộng quá nhiều về số lượng (ngân hàng, chi nhánh) đồng thời với tín dụng tăng trưởng “nóng” quá mức cần thiết, cơ cấu danh mục mất cân đối trong giai đoạn 2006-2007, gây ra nhiều hệ lụy cho những năm sau này. Do đó thiết nghĩ, Chính phủ cần phải xác định nhất quán và kiên trì theo đuổi mục tiêu ổn định kinh tế, trên cơ sở đó xây dựng các chính sách điều hành phù hợp, có tính ổn định lâu dài, tạo sự yên tâm tin tưởng cho các chủ thể trong nền kinh tế.

Thứ hai: Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ

cấu hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp, chấp nhận cho giải thể /phá sản những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, ngân hàng làm ăn yếu kém, xem đó như là một quá trình sàng lọc cần thiết, để hình thành nền kinh tế thị trường với các chủ thể có năng lực cạnh tranh độc lập, thực sự hiệu quả. Đồng thời có các biện pháp tháo gỡ (như chính sách thuế, hỗ trợ xúc tiến thương mại …) giúp các chủ thể kinh doanh đang gặp khó khăn có thể đứng vững và vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, từ đó gián tiếp tác động tích cực đến hoạt động cho vay và danh mục cho vay của ngân hàng thương mại.

Thứ ba: Có biện pháp để nâng cao năng lực điều hành vĩ mơ, trong đó

hạn, thuận lợi cho việc thực hiện tốt công tác quản trị danh mục cho vay theo phương pháp chủ động, duy trì sự ổn định, có thể đứng vững trước các tác động bất lợi của chu kỳ kinh tế.

Thứ tư: Cần hình thành và duy trì thói quen minh bạch thơng tin ở góc

độ vĩ mơ cũng như trong các ngành, các chủ thể kinh doanh, từng bước tạo dựng môi trường kinh tế xã hội lành mạnh, tạo sự tin tưởng cho giới kinh doanh, người dân cũng như các đối tác, các quốc gia có mối quan hệ với Việt Nam, khẳng định uy tín và thương hiệu quốc gia trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)