Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 77 - 83)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG DANH MỤC CHO VAY

3.6 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại

- Một số ít ngân hàng có xu hướng chạy theo lợi nhuận trước mắt, thiếu lâu bền, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản trị danh mục cho vay

Như đã chỉ ra trong phần thực trạng danh mục cho vay, sự thiếu đa dạng, tập trung rủi ro trên danh mục của một số ngân hàng TMCP biểu hiện khá rõ. Ngoài nguyên nhân chưa ý thức đầy đủ về sự cần thiết của quản trị danh mục cho vay, chưa có

một phương pháp quản trị danh mục phù hợp, ở đây không loại trừ nguyên nhân xuất phát từ xu hướng chạy theo lợi nhuận trước mắt của một số thành viên trong Ban giám đốc và Hội đồng quản trị ngân hàng, thậm chí có cả những tiêu cực về mặt đạo đức, cố tình cho vay vượt giới hạn cho phép. Mặc dù Luật Các tổ chức tín dụng quy định các giới hạn an tồn có tính pháp lệnh (về cho vay tối đa một khách hàng/ một nhóm khách hàng), tuy nhiên trên thực tế vẫn có sự vi phạm những quy định này (như đã chỉ ra trong những hạn chế của công tác quản trị danh mục cho vay). Những hiện tượng đó được xem là các vi phạm nghiêm trọng về quản trị danh mục cho vay mà nguyên nhân có thể xuất phát từ rủi ro đạo đức của Ban giám đốc, từ sự thao túng, can thiệp quá sâu vào hoạt động cho vay của một số thành viên trong Hội đồng quản trị. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này có thể bắt nguồn từ mối quan hệ “sở hữu chéo” giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đang khá phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây.

- Các nhà lãnh đạo ngân hàng chưa có nhận thức đầy đủ về quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại.

Điều này cũng có thể lý giải bởi lâu nay các ngân hàng Việt Nam chỉ quen quản lý từng giao dịch cho vay, chưa ý thức về quản trị danh mục cho vay. Mặt khác trong bối cảnh nền kinh tế đang có những phát triển khởi sắc, sự tập trung rủi ro trên danh mục cho vay sẽ được che lấp bởi sự tăng trưởng của kinh tế địa phương/ khu vực. Lợi nhuận của các ngân hàng có thể gia tăng rất mạnh từ hoạt động cho vay (như tình trạng các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm 2006 và 2007) và sự thành cơng trong ngắn hạn (hoặc ít nhất là chưa thất bại nặng nề) khiến cho các ngân hàng tin tưởng rằng cách quản trị như vậy là hiệu quả. Tuy nhiên, bước vào năm 2008 khi nền kinh tế có biểu hiện suy thối thì hậu quả xấu của rủi ro tập trung mới bộc lộ rõ rang. Sự thiếu chủ động trong quản trị danh mục cho vay, ỷ lại chờ đợi tín hiệu từ phía ngân hàng Nhà nước khơng phải là phương cách đem lại kết quả tốt. Trên thực tế sự can thiệp của ngân hàng Nhà nước nhiều khi chậm trễ, không sát kịp với diễn biến đang xảy ra. Trong bối cảnh đó, nếu ngân hàng nào chủ động trong chiến lược của mình thì sẽ tránh được những hậu quả phiền phức. Chẳng hạn

như thời điểm năm 2007 khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 03/2007/CT- NHNN và sau đó là Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN về giới hạn dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán, nhiều ngân hàng đã rất khó khăn trong việc tuân thủ. Bởi vì trước đó đã tập trung cho vay khá nhiều vào lĩnh vực này, do vậy khi ngân hàng Nhà nước đột ngột siết chặt dư nợ thì nhiều ngân hàng trở nên bị động, lúng túng chống đỡ và không loại trừ khả năng phải thực hiện hành vi mở rộng doanh số một cách vội vàng để tăng dư nợ hoặc là cho vay đảo nợ chuyển đổi mục đích nhằm tránh bị cho là vi phạm.

Trên thực tế, việc các nhà quản trị ngân hàng nhận thức chưa đúng mức về sự cần thiết của quản trị danh mục cho vay cịn thể hiện ở chỗ giao khốn chỉ tiêu tăng dư nợ cho nhân viên, cho các phòng giao dịch, cho từng chi nhánh ngân hàng, tức là chỉ chú trọng tăng quy mơ tín dụng, khơng quan tâm đến cơ cấu danh mục cho vay. Điều này dẫn đến khơng kiểm sốt được mức độ rủi ro trên danh mục đang hình thành và một khi những rủi ro tiềm ẩn này trở thành tổn thất thực sự thì hậu quả là ngân hàng phải hoàn toàn hứng chịu.

- Những yếu tố cơ sở để áp dụng phương pháp quản trị danh mục chủ động tại các ngân hàng TMCP chưa đầy đủ.

Có thể kể đến đầu tiên là cơng tác phân tích thơng tin và dự báo tại các ngân hàng còn yếu kém dẫn đến khó khăn trong việc chủ động thiết kế danh mục cho vay kế hoạch. Phân tích thơng tin yếu dẫn đến dự báo kém chuẩn xác là những điểm hạn chế gần như cố hữu của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế bao cấp sang kinh tế mở có tính hội nhập. Hiện nay, tại các ngân hàng TMCP việc thu thập thông tin cho q trình phân tích tín dụng cịn có những hạn chế nhất định. Trước hết là khó khăn trong việc thu thập thông tin về các ngành/ lĩnh vực kinh tế để phân tích rủi ro ngành, phục vụ cho q trình xếp hạng tín dụng nội bộ. Hiện tại, có trung tâm CIC (Credit Information Center) trực thuộc ngân hàng Nhà nước cung cấp thơng tin hỗ trợ cho bộ phận tín dụng của các ngân hàng thương mại trong q trình phân tích tín dụng. Tuy nhiên thơng tin do tổ chức này cung cấp thường cập nhật không kịp thời, sơ sài và dưới dạng thông tin “thô” chưa qua xử lý,

nên lợi ích của nó với ngân hàng khơng cao. Mặt khác chủ yếu là các thông tin chi tiết về khách hàng, tính tổng hợp và dự báo khơng có nên khơng phục vụ cho cơng tác quản trị danh mục được. Từ những thực tế đó đã gây cản trở cho việc thiết kế một danh mục cho vay hiệu quả ngay từ khi hoạch định chiến lược cho vay. Cũng do công tác dự báo chưa tốt, nên dễ nảy sinh tâm lý “được đến đâu hay đến đó” trong việc thực hiện danh mục cho vay. Bởi lẽ có thể xuất hiện suy nghĩ rằng thơng tin chưa chính xác, độ tin cậy khơng cao nếu xây dựng một danh mục cho vay với các tỷ trọng quá cụ thể sẽ dẫn đến phải liên tục điều chỉnh sau này. Vì vậy các ngân hàng thường chỉ định hướng chung. Thiết nghĩ để tạo điều kiện cho các ngân hàng áp dụng phương pháp quản trị danh mục chủ động, đòi hỏi phải hồn thiện được cơng tác dự báo thơng tin trong nền kinh tế nói chung và trong hệ thống ngân hàng nói riêng.

Kế tiếp là việc các ngân hàng TMCP chưa xây dựng và vận hành tốt hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ như yêu cầu của ngân hàng Nhà nước trong quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005. Đây cũng là một trong những cản trở lớn về mặt kỹ thuật cho việc thực hiện quản trị hoạt động cho vay nói chung. Bởi vì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khơng chỉ hỗ trợ tốt cho quản trị từng giao dịch cho vay mà còn cung cấp những yếu tố rất căn bản để có thể xây dựng mơ hình định lượng rủi ro danh mục, mà nếu khơng có mơ hình này, sẽ rất khó để thực hiện quản trị danh mục cho vay. Đối với quản trị giao dịch, việc chưa áp dụng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, sẽ khiến cho các ngân hàng thiếu cơ sở để ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối cho vay một cách chính xác. Mặt khác, ngân hàng cũng chưa xác định được giá rủi ro của từng khoản vay để đưa vào lãi suất cho vay, với mục đích bù đắp đầy đủ tổn thất kỳ vọng/dự kiến. Đối với quản trị danh mục cho vay, khơng có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng sẽ khơng có cơ sở để đặt ra các giới hạn an toàn trên danh mục, cũng như không thể xây dựng được mơ hình đo lường tổn thất danh mục, vì thiếu các dữ liệu đầu vào quan trọng đó là xác xuất vỡ nợ (PD) cho từng chủ thể vay và tỷ lệ tổn thất khi vỡ nợ (LGD) của từng khoản vay, việc xác định giá / phí trao đổi khoản vay trên thị trường cũng khơng có cơ sở để

tính tốn. Một yếu tố khác cũng cản trở thực hiện phương pháp quản trị danh mục hiện đại đó là các ngân hàng TMCP, nhất là các ngân hàng quy mơ nhỏ hiện tại cịn thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu được lưu trữ đầy đủ và khoa học, thiếu phần mềm hiện đại hỗ trợ cho việc xử lý dữ liệu. Những yếu tố này cần phải dựa trên tiềm lực về vốn, về con người và thời gian, vì vậy khơng thể dễ dàng đạt được trong khoảng thời gian ngắn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua phân tích thực trạng danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, chương 3 đã giải quyết được vấn đề sau đây: Phân tích danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian từ 2004 đến 2014 theo các tiêu thức khác nhau (nhấn mạnh tiêu thức cơ cấu danh mục theo ngành kinh tế), thơng qua đó chỉ ra những dấu hiệu của sự đa dạng hóa, mức độ rủi ro tập trung và việc khơng tn thủ các giới hạn an tồn cho phép trên danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP. Trên cơ sở những phân tích đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá sâu sắc hơn về công tác quản trị danh mục cho vay trong thời gian này.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Mơ hình của luận văn

Luận văn kế thừa nghiên cứu của Benjamin M. Tabak, DimasM.Fazio and Daniel O.Cajueiro sử dụng phương pháp hồi quy lợi nhuận theo các biến: kích thước của ngân hàng (Bank’s size), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Equity ratio, EQ), chỉ số đo lường mức độ tập trung HHI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)