HIỆU QUẢ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 29 - 33)

1.3.1. Khái niệm về hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng

Có nhiều cách hiểu khác nhau về hiệu quả quản trị, song theo góc độ quản trị học, luận văn cho rằng hiệu quả quản trị là mức độ đạt được trong quá trình điều hành và thực hiện các chính sách, chiến lược và mơ hình quản trị đã đề ra. Các nhà quản trị định kỳ đánh giá tồn diện cơng tác quản trị để biết được hiệu quả đạt được như thế nào; xem xét quy trình quản trị có bị vướng mắc, các cơng cụ, phương pháp quản trị có phù hợp hay cần phải sửa đổi không.

Theo Basel Committee on banking Supervision (2000): “Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là đóng vai trị cốt tử cho sự thành công của Ngân hàng trong dài hạn”. Thật vậy, một NHTM có cơng tác quản trị rủi ro không hiệu quả sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng, việc kiểm sốt rủi ro tín dụng khơng tốt sẽ dẫn đến nợ xấu gia tăng đồng nghĩa với việc dự phịng rủi ro tăng lên, hiệu quả hoạt động tín dụng giảm sút, từ đó hoạt động kinh doanh của ngân hàng không đạt được kết quả mong muốn.

1.3.2. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM NHTM

1.3.2.1. Tiêu chí định lượng

Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng thể hiện mức độ hồn thành cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM thông qua các chỉ tiêu định lượng về kết quả như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng… Duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu hợp lý, trong giới hạn cho phép nghĩa là rủi ro tín dụng được kiểm sốt, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay) x 100%

Tỷ lệ trên chỉ đề cập đến những khoản nợ đã quá hạn, mà không đề cập đến những món vay có một kỳ hạn bị quá hạn (lúc này, toàn bộ dư nợ từ kỳ hạn đó trở về sau sẽ bị chuyển nợ q hạn). Như vậy, chính xác hơn, ta có:

Tỷ lệ dư nợ quá hạn = (Tổng dư nợ có nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay) x 100% Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn.

Tỷ trọng nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu = (Dư nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay) x 100%

Nợ xấu : là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày mà khơng địi được và khơng được tái cơ cấu.

Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng = (Tổng dư nợ cho vay / Tổng tài sản có) x 100%

Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.

Tỷ lệ xóa nợ

Tỷ lệ xóa nợ = (Các khoản xóa nợ rịng / Tổng dư nợ cho vay) x 100%

Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng = (Dự phịng rủi ro TD được trích lập / Nợ q hạn khó địi) x 100%

1.3.2.2. Tiêu chí định tính

Ngồi ra, các tiêu chí định tính như: trình độ nguồn nhân lực, trình độ cơng nghệ, chính sách và chiến lược hoạt động… cũng phải được xem xét khi đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Một ngân hàng có trình độ nguồn nhân lực cao, chun nghiệp và năng động, trình độ cơng nghệ tiên tiến, hiện đại và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế… sẽ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.

1.3.3. Sự cần thiết và ý nghĩa nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM tại NHTM

Đối với ngân hàng: việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng góp phần

đảm bảo và làm gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu chi phí, giúp các NHTM thu hút nhiều khách hàng hơn bằng các hình thức và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho ngân hàng sàng lọc được những khách hàng có năng lực pháp lý và tài chính tốt, tiềm năng phát triển…nhằm giúp cho việc tài trợ vốn của ngân hàng thực sự mang lại hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong quá trình cạnh tranh.

Đối với khách hàng: việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng góp phần

giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, giảm thất nghiệp.

Đối với nền kinh tế: việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tạo điều

kiện cho sự phát triển của tồn bộ nền kinh tế nói chung, vì khi rủi ro được hạn chế, tức là ngân hàng đã cung cấp vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế và đó chính là động lực phát triển nền kinh tế.

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM tín dụng tại NHTM

Nhân tố cơ chế, chính sách, mơ hình tổ chức, hệ thống pháp lý của ngân hàng

Thiếu chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học thì cơng tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ không được thực hiện hoặc việc thực hiện sẽ khơng khả thi. Bên cạnh đó, việc tổ chức bộ máy quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơng tác quản trị rủi ro tín dụng bởi nếu một mơ hình quản trị rủi ro thiếu khoa học, lạc hậu sẽ dẫn tới những rủi ro tiểm ẩn rất lớn, nhất là trong hoạt động tín dụng của các NHTM.

Ngoài ra, sự thay đổi liên tục của các văn bản pháp lý trong khoảng thời gian ngắn khiến các ngân hàng khơng kịp ứng phó; hoặc sự chồng chéo, khơng nhất qn giữa các văn bản pháp luật nên khi vận dụng vào thực tiễn bị vướng mắc và bất cập.

Nguồn nhân lực

Trong mọi vấn đề, nhân tố con người bao giờ cũng là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định. Do vậy, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng rất cần thiết phải đặt nhân tố con người lên hàng đầu. Việc tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại ngân hàng phải địi hỏi cơng khai và minh bạch. Nguồn nhân lực có trình độ học vấn và chun mơn cao sẽ đưa ra các định hướng, chiến lược và mục tiêu hoạt động hiện đại, tiên tiến và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, nhân viên được đào tạo bài bản và đúng chuyên ngành sẽ hấp thụ và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của ngân hàng.

Nhân tố cơng nghệ

Hiện nay, các ngân hàng đã trang bị hệ thống thông tin hiện đại để xây dựng các mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, online trực tuyến với các giao dịch. Trong xu thế tồn cầu hóa và sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, chúng ta càng thấy vai trị của cơng nghệ đối với hoạt động kinh doanh cũng như năng lực, cạnh tranh của từng ngân hàng. Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp ngân hàng trong lĩnh vực quản trị, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thơng qua đó, ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống

ngân hàng. Ngồi ra cơng nghệ cũng cho phép ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, từ đó đưa ra các cơng cụ hỗ trợ để giúp ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn.

1.3.4.2. Nhân tố khách quan

Nhân tố từ phía khách hàng vay cũng gây ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, khả năng quản lý kinh doanh kém dẫn đến tình hình tài chính doanh nghiệp sa sút, khơng có khả năng thanh tốn nợ vay hay khơng có thiện chí trả nợ vay sẽ làm tăng rủi ro tín dụng và gây trở ngại đến cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Do vậy, việc đánh giá người đi vay cũng hết sức quan trọng. Ngân hàng có thể sử dụng biện pháp chấm điểm khách hàng và phân loại tín dụng. Đó là q trình trong đó xác định cấp độ rủi ro tín dụng cho một khách hàng, một món vay hoặc một loại tài sản được khách hàng dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nói chung, mọi khách hàng vay, mọi khoản vay đều phải được đánh giá phân loại kỹ càng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)