2.3. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK
2.3.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank
Hệ thống quản trị rủi ro được vận hành theo nguyên tắc độc lập và tập trung hóa. Theo đó, cơng tác xây dựng chính sách rủi ro, xác định giới hạn rủi ro và công tác theo dõi, báo cáo và kiểm soát rủi ro được thực hiện độc lập và tập trung tại
Khối quản trị rủi ro. Các báo cáo của Khối quản trị rủi ro là cơ sở đề RCO ban hành các quyết định tín dụng quan trọng.
VPBank thực hiện đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện trích lập dự phịng và tn thủ các tỷ lệ an toàn cho các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng và cho các tổ chức tín dụng khác trên cơ sở áp dụng các quy định của NHNNVN.
Cách tiếp cận tổng thể của Ngân hàng đối với rủi ro tín dụng là cách tiếp cận theo mức độ rủi ro. Theo đó, các biện pháp ứng xử về giám sát, phân luồng tín dụng và kiểm sốt rủi ro tín dụng đang được thiết kế phù hợp theo mức độ rủi ro của khách hàng.
Để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý về việc thực hiện chuẩn Basel II cũng như quản trị rủi ro một cách thận trọng, HĐQT đã phê duyệt Chiến lược Quản trị rủi ro 5 năm với sự hỗ trợ của một công ty tư vấn quốc tế có uy tín. VPBank đặt mục tiêu thực hiện hiệu quả các phương pháp tiếp cận tiên tiến của Basel II và quản trị rủi ro tín dụng vào năm 2017.
Để hồn thành sứ mệnh này, VPBank đang triển khai các hoạt động chính sau:
Hoàn thiện Chiến lược Quản lý Rủi ro tổng thể;
Hoàn thiện cơ chế phê duyệt tín dụng tập trung;
Tập trung hồn thiện cơ sở hạ tầng dữ liệu phục vụ công tác xây dựng các hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại rủi ro theo chuẩn mực quốc tế;
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng và hệ thống chấm điểm;
Tập hợp và rà sốt các chính sách/văn bản tín dụng tồn hệ thống để đánh giá lại tính đồng bộ và mức độ đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong Chính sách khung quản trị rủi ro;
Hồn thiện cơ chế giám sát chất lượng tín dụng cho tồn bộ vịng đời của khoản vay;
Xây dựng, hoàn thiện và vận hành hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng;
Xây dựng, hoàn thiện, vận hành hệ thống thu hồi nợ và tái cấu trúc nợ;
Ủy ban quản trị rủi ro thực hiện họp định kỳ nhằm giám sát chất lượng tín dụng ngân hàng, theo dõi tình hình triển khai các chiến lược quan trọng và đưa ra
Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank cụ thể bao gồm:
2.3.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng: thể hiện qua quy trình nghiệp vụ tín dụng tại VPBank
Bộ máy phê duyệt tín dụng
VPBank tiến tới cơ chế phê duyệt tín dụng tập trung tồn hệ thống theo một lộ trình thích hợp. Theo đó, mọi quyết định phê duyệt tín dụng sẽ khơng thực hiện ở Khối kinh doanh mà sẽ được phê duyệt theo hai hình thức là phê duyệt cá nhân (các chuyên gia) và phê duyệt theo hội đồng. Tuy nhiên, trong thời gian này, tùy theo hồn cảnh, VPBank có thể vẫn phân cấp phê duyệt tín dụng ở mức nhất định cho các Khối kinh doanh.
Bộ máy phê duyệt cấp tín dụng tại VPBank bao gồm 5 cấp như sau: + Hội đồng tín dụng cấp cao (HĐTD cấp cao)
+ Hội đồng tín dụng khu vực (HĐTD khu vực) + Chuyên gia phê duyệt (CGPD)
+ Trung tâm xử lý tín dụng tập trung (CPC) + Ban tín dụng
Tham khảo thêm phụ lục 5
Bảng 2.6: Bảng phân cấp bộ máy phê duyệt tại VPBank
Cấp phê duyệt Tiêu chuẩn Thành phần
HĐTD cấp cao Được quy định cụ thể tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng
HĐTD khu vực
CGPD cấp A Am hiểu lĩnh vực kinh
doanh;
Có kinh nghiệm trong lĩnh
vực tín dụng ngân hàng,
kinh doanh doanh nghiệp; Có kinh nghiệm quản lý/điều hành;
Đáp ứng đủ các kỹ năng phê duyệt theo quy định.
Thành viên HĐQT được HĐQT chỉ định;
Tổng Giám đốc;
CGPD khác được HĐQT bổ nhiệm.
các cấp
C
doanh;
Có kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, kinh doanh doanh nghiệp; Đáp ứng đủ các kỹ năng phê duyệt theo quy định.
Giám đốc Vùng/Chi nhánh/PGD;
Giám đốc các Khối/Trung tâm; CGPD, cán bộ khác được HĐQT/TGĐ bổ nhiệm.
D
Ban tín dụng CGPD, cán bộ khác được TGĐ
bổ nhiệm
(Nguồn: Tài liệu quy định phê duyệt tín dụng tại VPBank)
Thẩm quyền phê duyệt và nguyên tắc phê duyệt tín dụng
Mức thẩm quyền phê duyệt tín dụng là mức tối đa (về số tiền) mà mỗi cấp được quyền phê duyệt đối với một khách hàng theo nghiệp vụ.
Tùy thuộc vào quyền hạn, chức năng của mỗi cấp, VPBank đã đưa ra bảng xác định thẩm quyền phê duyệt, hạn mức phê duyệt tín dụng, đồng thời kèm theo một số nguyên tắc phê duyệt tín dụng. (Phụ lục 6 và 8)
Quy trình tín dụng
Hiện nay VPBank đã thiết kế và triển khai việc phê duyệt tín dụng tập trung thơng qua Trung tâm xử lý tín dụng (CPC) nhằm giải phóng thời gian cho cán bộ chi nhánh đi bán hàng, kiểm sốt tốt hơn rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Quy trình phê duyệt tín dụng tập trung được ban hành 2011, tuy nhiên không phải áp dụng cho toàn hệ thống mà đi theo một lộ trình phụ thuộc vào sự chuyển dịch, phát triển của bộ máy Phê duyệt. Khởi đầu là việc phê duyệt tập trung của các Chi nhánh tại TPHCM và Hà Nội, sau đó là đến các tỉnh thành khác.
Quy trình tín dụng được chia ra theo hai đối tượng khách hàng là KH cá nhân và KH doanh nghiệp. Cụ thể quy trình tín dụng chung tại VPBank được tóm lược tại
phụ lục 7.
Ví dụ về quy trình phê duyệt tín dụng áp dụng cho khối Ngân hàng bán buôn và Khối Khách hàng Doanh nghiệp (Phụ lục 9)
2.3.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng tại ngân hàng: hiện tại VPBank sử dụng phương pháp đo lường theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng và phương pháp chấm điểm tín dụng.
Đo lường rủi ro theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng:
+ Các chi tiêu phản ánh quy mơ tín dụng như: dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng. Cụ thể kết quả tổng hợp bảng 2.1 cho thấy dư nợ tín dụng VPBank ln tăng đều qua các năm thể hiện tốc độ tăng trưởng vượt bậc từ 15% năm 2011 so với 2010 lên đến 49% năm 2014 so với năm 2013.
+ Cơ cấu tín dụng: bao gồm cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu loại hình kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế….Trong thời gian qua, cơ cấu tín dụng của VPBank có thay đổi hàng năm nhưng nhìn chung VPBank vẫn điều chỉnh theo hướng ưu tiên tài trợ đối với một số đối tượng, cụ thể như sau:
Bảng 2.2 cho thấy thơng thường cơ cấu tín dụng ngắn hạn chiếm xấp xỉ 60%, dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ lệ 40% tổng dư nợ.
Bảng 2.3 cho thấy: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng vẫn dành phần lớn khoảng 50% cho nhóm khách hàng cá nhân, 50% cịn lại là nhóm khách hàng doanh nghiệp, trong đó khoảng 80% là nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bảng 2.4 cho thấy: Cơ cấu ngành kinh tế vẫn tập trung vào ngành thương mại, sản xuất và chế biến (luôn ở mức trên 50%), ngành nghề thuộc cá nhân và hoạt động khác được đẩy mạnh trong những năm gần đây (khoảng 30%), các ngành còn lại xấp xỉ trên dưới 5%.
+ Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng: Nợ xấu/ tổng dư nợ
Dựa trên kết quả tổng hợp theo bảng 2.1, ta thấy tỷ lệ nợ xấu của VPBank hàng năm chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ và luôn nằm trong mức kế hoạch (<3%).
Nhận xét: Đo lường rủi ro theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng của VPBank
(về quy mơ, cơ cấu, chất lượng) cho ta thấy được : Trong thời gian qua, mặc dù VPBank luôn đẩy mạnh tăng trưởng quy mơ tín dụng, cơ cấu tín dụng được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp nhưng tỷ lệ nợ xấu của VPBank ln được kiểm sốt tốt trong giới hạn cho phép, chứng tỏ các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của
VPBank đã cho kết quả khả quan. Không những vậy, các kết quả phản ánh được đồng thời giúp cho ban quản trị có thể quyết định điều chỉnh lại chiến lược, phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp cho điểm tín dụng
Hiện nay ngân hàng đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Quán triệt việc đổi mới nội dung và phương pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, hiện nay VPBank đã nhìn nhận tồn diện rủi ro tín dụng trong mối quan hệ với các rủi ro khác và đã quy định vấn đề lượng hóa rủi ro để làm cơ sở cho hoạt động quản lý rủi ro.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm sốt, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng, căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng đó vào hạng rủi ro phù hợp.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được ban hành trong “Tài liệu hướng dẫn Xếp hạng TD” số 661-2003/QĐ-TGĐ ngày 01/12/2003, theo đó tất cả các khoản tín dụng gồm cho vay, bảo lãnh, mở L/C… trừ các trường hợp có đảm bảo bằng thẻ tiết kiệm, tiền gửi tại VPBank hoặc bảo đảm 100% bằng chứng từ có giá do Chính phủ hoặc các NH quốc doanh phát hành, khi trình lên Ban TD/Hội đồng TD xét duyệt đều phải ghi kết quả xếp hạng TD trong tờ trình và kèm theo “Phiếu xếp hạng TD” để làm căn cứ phê duyệt. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VPBank bao gồm các chỉ tiêu đánh giá khách hàng chi tiết. Để đánh giá giá trị của từng chỉ tiêu phục vụ cho chấm điểm, cán bộ tín dụng sẽ phải thu thập thông tin từ: Hồ sơ vay của khách hàng, nguồn thơng tin do cá nhân cán bộ tín dụng thu thập được, nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, nguồn thơng tin bên ngồi khác.
Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng cho các mục đích như: Xác định giới hạn cho vay; ra quyết định cho vay, đánh giá hiện trạng của khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay; quản lý danh mục cho vay và cấp dự phòng rủi ro. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ có vai trị rất lớn trong việc hạn chế rủi ro trong cho vay.
• Đối với mỗi chỉ tiêu sẽ có một thang điểm cho từng khoảng giá trị khác nhau. Cán bộ tín dụng sau khi tính tốn giá trị của chỉ tiêu đó sẽ tiến hành đối chiếu với thang điểm để cho điểm chính xác đối với khách hàng.
• Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng là tổng số điểm của tất cả các chỉ tiêu được dùng để xét.
+ Bộ phận chấm điểm
• Người chịu trách nhiệm chấm điểm và phân loại khách hàng là cán bộ tín dụng.
• Phụ trách tín dụng chịu trách nhiệm kiểm soát việc chấm điểm và phân loại khách hàng của cán bộ tín dụng.
+ Các bước xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Việc xếp hạng doanh nghiệp được tiến hành qua 4 bước: (i) Xác định ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động, (ii) Chấm điểm quy mô, (iii) Chấm điểm các chỉ số tài chính và phi tài chính, (iv) Tổng hợp điểm và phân loại
(i): Xác định ngành, nghề/lĩnh vực: VPBank phân ra làm 5 ngành nghề/lĩnh vực khác nhau, gồm: Nông nghiệp và lâm nghiệp; Thương mai, sản xuất và chế biến; Xây dựng; Kho bãi, vận tải, thông tin liên lạc; Cá nhân và hoạt động khác
(ii) Chấm điểm quy mô: là để xác định doanh nghiệp thuộc loại: lớn, trung bình
hay nhỏ. Sau đó kết hợp với điểm ngành để chấm điểm yếu tố tài chính. Quy mơ được xác định trên cơ sở 4 tiêu chí: Vốn chủ sở hữu tại thời điểm đánh giá; Số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp; Doanh thu trong kỳ; Tổng tài sản tại thời điểm đánh giá.
(iii) Chấm điểm tài chính và phi tài chính:
• Chấm điểm tài chính căn cứ vào 4 yếu tố sau: Chỉ tiêu thanh khoản; Chỉ tiêu hoạt động; Chỉ tiêu đòn cân nợ; Chỉ tiêu thu nhập.
• Chấm điểm phi tài chính: căn cứ vào 3 chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu quản lý; Chỉ tiêu về tình hình giao dịch; Các yếu tố về tiêu chí mơi trường kinh doanh
(iv) Tổng hợp điểm tín dụng
VPBank xây dựng các bảng chấm điểm tín dụng theo đối tượng khách hàng bao gồm:
• Khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, báo cáo tài chính đã kiểm tốn và chưa kiểm tốn.
• Khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp sản xuất, báo cáo tài chính đã được kiểm tốn và chưa kiểm tốn.
• Khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, báo cáo tài chính đã được kiểm tốn.
Trong mỗi bảng xếp hạng tín dụng có nhiều yếu tố chấm điểm khác nhau. Nếu khách hàng đạt số điểm cao nhất ở tất cả các yếu tố thì sẽ đạt tổng số điểm tuyệt đối là 100. Kết quả chấm điểm rủi ro được ghi vào biểu mẫu “Phiếu xếp hạng tín dụng”. Tùy theo kết quả chấm điểm tín dụng, khách hàng sẽ được chia ra làm 6 mức độ rủi ro tín dụng khác nhau thể hiện ở bảng 2.7.
Bảng 2.7: Xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro
Điểm Xếp loại Đánh giá Nhóm rủi ro
87-100 A+ Xuất sắc Thấp
74-86 A Tốt Thấp
61-73 B+ Trung bình Trung bình
48-60 B Dưới trung bình Trung bình
35-47 C+ Rủi ro khơng thu hồi cao Cao
0-34 C Rủi ro không thu hồi rất cao Cao
(Nguồn: tài liệu hướng dẫn xếp hạng TD VPBank năm 2003)
Tuy nhiên, muốn xác định chất lượng của khoản tín dụng để làm căn cứ đề xuất ý kiến lên Ban Tín dụng/Hội đồng Tín dụng, AO cịn phải tiến hành đánh giá Tài sản đảm bảo (Bảng 2.8), sau đó kết hợp giữa kết quả xếp hạng rủi ro với kết quả
đánh giá Tài sản đảm bảo để rút ra kết luận cuối cùng về chất lượng khoản Tín dụng (Bảng 2.9).
Bảng 2.8: Bảng đánh giá tài sản đảm bảo
TT Loại tài sản bảo đảm Tỷ lệ tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo
30% 30-50% 50-65% 65-85% 85-100%
1 Bảo lãnh tín chấp của Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng quốc doanh
Mạnh
2 Tiền gửi thẻ TK tại VPBank
3 Giấy tờ có giá do chính phủ hoặc các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành
Mạnh Trung bình
4 Bất động sản tại các quận của đô thị lớn trực thuộc TW
Mạnh Trung bình Yếu
5 Ơ tơ mới 100%
6 Hàng hóa thơng dụng, dễ chuyển nhượng
7 Bất động sản ở các huyện ngoại thành ven đô thị lớn thuộc TW hoặc tại các quận của đô thị thuộc tỉnh
Mạnh Trung bình Yếu
8 Các phương tiện vận chuyển đã qua sử dụng
9 Bảo đảm bằng khoản phải thu hoặc tài sản đảm bảo khác được VPBank chấp nhận
Trung bình Yếu
10 Máy móc thiết bị sản xuất mới nhập khẩu dưới 1 năm, công nghệ hiện đại 11 Bất động sản đô thị thuộc tỉnh hoặc
bất động sản khác ở nơng thơn
Trung bình Yếu
12 Máy móc thiết bị sản xuất cũ hoặc mua lại của đơn vị khác, hoặc mới nhưng công nghệ lạc hậu
Yếu
Bảng 2.9: Bảng đánh giá tín dụng kết hợp
Đánh giá tín dụng kết hợp
Xếp hạng rủi ro
A+ A B+ B C+ C
Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao
Xếp hạng TSBĐ
Mạnh Xuất sắc Tốt Trung bình
Trung bình Tốt Trung bình
Từ chối
Yếu Trung Bình Từ chối
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn xếp hạng tín dụng VPBank)
+ Sử dụng kết quả chấm điểm tín dụng :
• Kết quả chấm điểm tín dụng sẽ được sử dụng làm một trong những căn cứ để Ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng xét duyệt.
• Phê duyệt những khoản tín dụng đạt kết quả đánh giá tín dụng kết hợp từ