THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA VPBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 43 - 48)

2.2.1. Hoạt động tín dụng của VPBank

Cơ cấu tín dụng theo kì hạn

Trong giai đoạn 2010-2012, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 60%) trong các kỳ hạn cho vay của VPBank. Tỷ trọng cho vay dài hạn có xu hướng giảm xuống, đến thời điểm cuối năm 2012, cho vay dài hạn chỉ chiếm 10,69% tổng cho vay khách hàng của VPBank. Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế khó khăn thì cho vay ngắn hạn có lợi hơn cho vay trung, dài hạn bởi khoảng chênh lệch giữa lãi suất cho vay các kỳ hạn khác nhau không đáng kể, trong khi cho vay ngắn hạn quay vòng vốn nhanh hơn, và cập nhật lãi suất nhanh hơn nếu có điều chỉnh.

Tuy nhiên, vì nguồn vốn ngắn hạn chủ yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh lưu động, trong khi nguồn vốn dài hạn lại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế về lâu dài. Cho vay trung dài hạn quá thấp, đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế khó có thể như mong muốn. Từ năm 2013, VPBank bắt đầu đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn. Theo đó, cho vay ngắn hạn giảm từ 61,64% năm 2012 xuống còn 46,83% năm 2013 và còn 31,79% năm 2014 trong tổng cho vay khách hàng, cho vay trung dài hạn tăng nhanh, đặc biệt đến cuối năm 2014, cho vay trung hạn chiếm đến 47,65% tổng cho vay khách hàng, cao hơn 15,86% cho vay ngắn hạn.

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thời gian đáo hạn của VPBank 2010-2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ

tiêu 2010 % 2011 % 2012 % 2013 % 2014 %

Ngắn

Trung

hạn 5.592 22,08% 5.708 19,56% 10.211 27,67% 18.735 35,70% 37.350 47,65%

Dài

hạn 3.394 13,40% 3.197 10,95% 3.946 10,69% 9.164 17,47% 16.115 20,56%

Tổng 25.324 100% 29.184 100% 36.903 100% 52.474 100% 78.379 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2010-2014)

Cơ cấu tín dụng theo nhóm đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp:

Với định hướng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng cho vay chính của VPBank là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ 2010-2014 có sự chuyển dịch từ cho vay cá nhân sang cho vay doanh nghiệp nâng dần sự cân đối trong danh mục cho vay giữa hai đối tượng này. Cụ thể năm 2010 tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân là 72,58%, sang năm 2011 giảm xuống 58,07% và đến năm 2014 chỉ còn 46,75%. Trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 80% và là động lực chính làm tăng cho vay. Hàng năm, VPBank luôn thường xuyên đưa ra nhiều chương trình ưu đãi khách hàng cá nhân, các gói sản phẩm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho vay của VPBank 2010-2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Đối tượng 2010 % 2011 % 2012 % 2013 % 2014 %

DNNN 269 1,06% 460 1,58% 1.273 3,45% 1.454 2,77% 4.013 5,11%

CTCP 341 1,35% 4.861 16,65% 8.039 21,78% 12.757 24,31% 18.022 22,99% DN có vốn đầu tư nước ngoài 15 0,06% 16 0,06% 130 0,35% 227 0,43% 593 0,76% DNTN 582 2,30% 574 1,97% 590 1,60% 494 0,94% 546 0,70% Cho vay cá nhân và cho vay khác 18.379 72,58% 16.947 58,07% 17.741 48,07% 22.950 43,74% 36.639 46,75% Tổng 25.324 100% 29.184 100% 36.903 100% 52.474 100% 78.379 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2010-2014)

Cơ cấu tín dụng theo nhóm ngành nghề:

Trong giai đoạn 2010-2014, ngành nghề cho vay của VPBank đã có nhiều thay đổi đáng kể. Nếu như trước đây năm 2010, cho vay ngành thương mại sản xuất chế biến là chủ yếu chiếm đến 94,49% tổng cho vay 2010 thì đến 2014 ngành nghề cho vay của VPBank đã được phân bổ đều hơn, trong đó thương mại sản xuất và chế biến chỉ cịn chiếm 50,78%. Bên cạnh đó, năm 2014 VPBank cũng đã dành khối lượng vốn lớn để cho vay với lãi suất ưu đãi cho các khu vực kinh tế mà Chính phủ khuyến khích như nơng nghiệp nơng thơn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Cụ thể năm 2014, cho vay nông nghiệp và lâm nghiệp đạt 3.05% tổng cho vay, tăng 48% so với năm 2013, thương mại sản xuất và chế biến tăng 156% so với 2013, cịn cho vay xây dựng thì đạt 5,35% tổng cho vay và tăng nhẹ 10% so với năm 2013.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề của VPBank 2010-2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng Ngành nghề 2010 % 2011 % 2012 % 2013 % 2014 % NN và LN 5 0,02% 224 0,77% 1.006 2,73% 1.615 3,08% 2.387 3,05% TM, SX và chế biến 23.927 94,49% 24.486 83,09% 21.539 58,37% 16.161 30,80% 39.799 50,78% Xây dựng 641 2,53% 2.118 7,26% 6000 16,26% 3.794 7,23% 4.190 5,35% KB, VT và TTLL 101 0,04% 562 1,93% 1.146 3,10% 1.725 3,29% 3.498 4,46% CN và hoạt động khác 649 2,56% 1.793 6,14% 7.212 19,54% 29.179 55,60% 28.505 36,36% Tổng 25.324 100% 29.184 100% 36.903 100% 52.474 100% 78.379 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2010-2014)

2.2.2. Tình hình rủi ro tín dụng

Năm 2010 và 2011, song song với việc đảm bảo mức độ tăng trưởng phù hợp, VPBank cũng rất chú trọng đến chất lượng tín dụng và kiểm sốt chặt chẽ việc thực hiện cho vay, phân loại tín dụng, trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của toàn hệ thống VPBank đến cuối năm vẫn được kiểm soát chặt chẽ, con số này là 1,2% năm 2010 và 1,82% năm 2011, đạt kế hoạch tỷ lệ nợ xấu <2% cả năm và thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của các ngân hàng.

Sang năm 2012 khép lại với nhiều bất ổn đối với nền kinh tế vĩ mô và nhiều biến động đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng chậm

chạp, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, tình trạng doanh nghiệp phá sản nhiều và hàng tồn kho tăng cao đã khiến tăng trưởng tín dụng đạt thấp. Nợ xấu ngành ngân hàng trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong năm 2012. Hoạt động cho vay khách hàng của VPBank 2012 tăng tập trung vào các đối tượng khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản đảm bảo tốt và có khả năng trả nợ. Nhờ chú trọng kiểm sốt chất lượng tín dụng và thận trọng trong cho vay, nên tỷ lệ nợ xấu của VPBank tại thời điểm cuối năm 2012 được kiểm soát ở mức 2,72%.

Bước sang năm 2013và 2014, song song với tăng trưởng tín dụng, VPBank đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tài sản và kiểm sốt chất lượng tín dụng. Điển hình là việc hồn tất triển khai quy trình xử lý và phê duyệt tín dụng, đẩy mạnh và chun mơn hóa cơng tác thu hồi nợ. Chính vì vậy mà tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn được kiểm sốt ở mức an tồn, duy trì ở mức 2,81% cuối năm 2013 và 2,54% cuối năm 2014, hoàn thành tốt kế hoạch <3% đặt ra.

Tóm lại, trong giai đoạn 2010-2014, mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã được VPBank kiểm soát trong mức kế hoạch đặt ra, tuy nhiên tỷ lệ này có phần tăng dần qua các năm. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro là vô cùng cấp thiết để giảm thiểu và hạn chế rủi ro tín dụng.

Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu tại VPBank 2010-2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nhóm nợ 2010 % 2011 % 2012 % 2013 % 2014 %

Nợ đủ tiêu

chuẩn 24.728 97,65% 26.305 90,14% 32.970 89,34% 48.531 92,49% 74.230 94,7%

chuẩn Nợ nghi ngờ 60 0,2% 68 0,23% 554 1,5% 474 0,9% 706 0,9% Nó có khả năng mất vốn 142 0,6% 190 0,65% 192 0,52% 405 0,77% 516 0,66% Tổng dư nợ 25.324 100% 29.184 100% 36.903 100% 52.474 100% 78.379 100% Nợ xấu 304 532 1.003 1474 1989 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 1,2% 1,82% 2.72% 2.81% 2,54%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2010-2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)