Hệ thống quản trị rủi ro tại VPBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 48 - 52)

2.3. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK

2.3.1. Hệ thống quản trị rủi ro tại VPBank

Cấu trúc quản trị rủi ro

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc quản trị rủi ro

(Nguồn báo cáo thường niên VPBank )

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

ỦY BAN QUẢN LÝ

RỦI RO (RCO) BAN ĐIỀU HÀNH

HỘI ĐỒNG

SẢN PHẨM ỦY BAN TÍN DỤNG VÀ THU HỒI NỢ (CCC)

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ - CÓ

(ALCO)

ỦY BAN QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng về quản lý rủi ro, đồng thời ủy thác việc quản lý hàng ngày cho các ủy ban rủi ro cao cấp chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi tình hình rủi ro và vốn của các đơn vị kinh doanh

Hội đồng quản trị của VPbank được tổ chức họp định kỳ vào mỗi quý, thảo luận và thông qua một số nghị quyết công tác quản trị rủi ro. (Xem thêm phụ lục 4)

Ủy ban quản lý rủi ro (RCO)

Ủy ban quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT trong việc ban hành các chiến lược, quy trình, chính sách liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động, đồng thời phân tích và đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của VPBank trước những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và đề xuất những biện pháp phòng ngừa; phân tích quyết định mức độ rủi ro chung của Ngân hàng. ( Xem thêm phụ lục 4)

Ủy ban quản trị rủi ro hoạt động (ORC)

ORC nhận báo cáo định kỳ và các đề xuất rủi ro từ các phòng rủi ro chức năng, bao gồm báo cáo về các xu hướng danh mục của Ngân hàng, các chính sách quan trọng, các đề xuất về hạn mức rủi ro, các kịch bản kiểm tra sức chịu đựng, báo cáo thanh khoản và báo cáo an toàn vốn cũng như báo các cập nhật về việc thực hiện chiến lược rủi ro thường niên.

ORC là ủy ban trực thuộc Ban điều hành, chịu trách nhiệm quản trị rủi ro hoạt động, bao gồm sự tham gia của Ngân hàng vào các hoạt động mới.

Hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO)

ALCO có chức năng nghiên cứu, đề ra các chiến lược và quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro đối với Ngân hàng; xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng; quản lý thanh khoản và rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất; chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt và triển khai các chính sách, quy trình và hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ.

Ủy ban tín dụng và thu hồi nợ (CCC)

hoạt động của các danh mục tín dụng và việc thực thi kế hoạch thu hồi nợ sớm và xử lý nợ muộn.

CCC được tổ chức họp định kỳ vào mỗi quý, thảo luận và thông qua một số nghị quyết công tác thu hồi nợ và xử lý nợ. (Xem thêm phụ lục 4)

Hội đồng sản phẩm (HĐSP)

HĐSP là cơ quan trực thuộc Tổng Giám đốc, do Hội đồng Quản trị thành lập có chức năng giám sát, định hướng, chỉ đạo công tác phát triển sản phẩm của VPBank và quyết định các vấn đề liên quan đến việc phát triển sản phẩm tại VPBank.

Khối quản trị rủi ro

Hình 2.2: Sơ đồ chức năng khối quản trị rủi ro

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2013 )

PHÓ GIÁM ĐỐC KHỐI PHỊNG RỦI RO TÍN DỤNG KHCN PHỊNG RỦI RO TÍN DỤNG SME PHỊNG RỦI RO TÍN DỤNG CMB/CIB&FI DỰ ÁN THÚC ĐẨY CẢI THIỆN

QUẢN LÝ RỦI RO (RIAT-BASEL II) GIÁM ĐỐC KHỐI PHÒNG CHIẾN LƯỢC VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO TRUNG TÂM QUẢN LÝ VÀ THU HỒI NỢ PHỊNG CẤU

TRÚC NỢ SÁT TÍN DPHỊNG GIÁM ỤNG PHÒNG RRO HOẠT ỦI

ĐỘNG PHÒNG RỦI

RO THỊ TRƯỜNG VÀ

Giám đốc Khối Quản trị Rủi ro (CRO) được bổ nhiệm để giám sát các chức năng quản lý rủi ro. CRO là thành viên của Ban Điều hành và có chức năng báo cáo kép tới Tổng Giám đốc và HĐQT và các ủy ban trực thuộc HĐQT. CRO có trách nhiệm:

 Xây dựng và duy trì các quy trình và hệ thống quản lý rủi ro nhằm xác định, phê duyệt, đo lường, theo dõi, kiểm soát và báo cáo rủi ro;

 Đảm bảo Ban lãnh đạo cấp cao tham gia vào giải quyết các vấn đề rủi ro trọng yếu;

 Xây dựng các quy trình kiểm sốt rủi ro và giảm thiểu rủi ro;

 Thực hiện chiến lược khẩu vị rủi ro do HĐQT thiết lập;

(Xem thêm phụ lục 4)

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát VPBank giám sát hoạt động của HĐQT, đồng thời đóng vai trị của Ủy ban kiểm tốn theo thơng lệ quốc tế, giám sát và đánh giá việc thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro và giới hạn rủi ro, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định của Điều lệ VPbank và phù hợp với các chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ. Ban kiểm soát thường xuyên làm việc với HĐQT và Ban Điều hành để trao đổi, tư vấn những rủi ro, những vấn đề chính được phát hiện trong q trình thực hiện các nhiệm vụ của mình.

Nhận xét: Nhìn chung, hệ thống quản trị rủi ro tại VPbank được vận hành

theo nguyên tắc độc lập và tập trung hóa. Hệ thống được tổ chức khá rõ ràng và chặt chẽ, trong đó Khối quản trị rủi ro được phân chia thành các bộ phận cụ thể, đảm nhiệm chức năng và thực hiện nhiệm vụ riêng biệt. Hằng năm, mỗi bộ phận đều tiến hành họp định kỳ theo tháng hoặc quý nhằm thảo luận và quyết định các nội dung liên quan. Ngoài ra vào cuối mỗi năm, ban quản trị sẽ tổng kết và đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi bộ phận, từ đó sẽ có những thay đổi phù hợp về nhiệm vụ và cơ cấu nhân sự của mỗi bộ phận. Có thể nói, hằng năm VPbank ln nỗ lực tự hồn thiện bộ máy hệ thống quản trị rủi ro để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của Ngân hàng.

Với tầm nhìn trở thành một trong 3 NHTMCP bán lẻ hàng đầu và là một trong 6 NHTMCP hàng đầu Việt Nam vào năm 2017, việc thiết lập một khung quản trị rủi ro mạnh đóng vai trị then chốt trong chiến lược tăng trưởng của Ngân hàng. Do VPBank có kế hoạch tăng trưởng đáng kể bảng cân đối tài sản, việc ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ đòi hỏi Ngân hàng phải xác định, đo lường, tổng hợp và quản lý rủi ro một cách hiệu quả và phân bổ vốn giữa các đơn vị kinh doanh một cách phù hợp.

Dưới đây là các nguyên tắc cốt lõi của VPBank về quản trị rủi ro:

 VPBank vận hành một mơ hình quản trị rủi ro ba tầng bảo vệ, bao gồm các chức năng thuộc bộ phận bán hàng, quản trị rủi ro và kiểm tốn nội bộ, trong đó mỗi tầng bảo vệ lại có một loạt các trách nhiệm cụ thể về quản trị và kiểm soát rủi ro;

 HĐQT chịu trách nhiệm cuối cùng về quản trị rủi ro, đồng thời ủy thác việc quản trị hàng ngày cho các ủy ban rủi ro cao cấp chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi tình hình rủi ro và vốn của các đơn vị kinh doanh;

 Tất cả các loại rủi ro đều được quản trị thơng qua một loạt các quy trình quản trị rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản và rủi ro uy tín;

 Kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) và phân tích kịch bản được sử dụng để đánh giá sức chịu đựng về trạng thái vốn của Ngân hàng trong các điều kiện xấu nhất có thể xảy ra;

 Sử dụng các cơng cụ phân tích, đo lường và giám sát rủi ro phù hợp để đo lường mức độ rủi ro đối với những loại rủi ro khác nhau;

 Cùng với việc thực hiện các yêu cầu của Basel II, một văn hóa quản trị rủi ro mạnh đã được thực hiện triệt để trên toàn tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)