Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của VPBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 78 - 80)

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK.

2.5.2. Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của VPBank

2.5.2. Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của VPBank VPBank

Chính sách tín dụng chưa được cập nhật:

Hàng năm, khi chiến lược kinh doanh cũng như các thông tư, chỉ thị của Chính Phủ và NHNN thay đổi, VPBank đã xây dựng các trang văn bản nội bộ để cập nhật văn bản trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, những văn bản hết hiệu lực lại không được cập nhật thường xuyên, dẫn đến các đơn vị kinh doanh vẫn tiếp tục áp dụng các văn bản đã hết hiệu lực.

Ngoài ra, một số chính sách về quy định cho vay đã lỗi thời hoặc quy định cho vay chưa chặt chẽ nhưng chưa được bổ sung kịp thời dẫn đến sản phẩm cho vay thiếu tính pháp lý, thiếu cơ sở trong quá trình thẩm định, làm gia tăng rủi ro nợ xấu ngân hàng.

Mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung chưa được áp dụng đồng bộ trên toàn

hệ thống:

Một số Chi nhánh, PGD chưa triển khai mơ hình CPC nên việc thẩm định cho vay vẫn thực hiện theo quy trình cũ nên chưa đánh giá được hết hiệu quả của mơ hình CPC trên dư nợ toàn hệ thống

Mặt khác mơ hình CPC vẫn chưa phát huy được hết những lợi ích như mong đợi do còn tồn tại một số hạn chế như:

- Thời gian kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ đến khi CO hồn thành cơng việc khá ngắn dẫn đến CO không thể thẩm định được hết các thông tin liên quan đến hồ sơ vay của khách hàng dẫn đến chất lượng thẩm định chưa tối.

- Do CPC chỉ thẩm định thông tin dựa trên AO cung cấp và không tiếp xúc với khách hàng, do vậy nếu CO khơng có nhiều kinh nghiệm và đủ năng lực sẽ khơng đánh giá được hết tính trung thực, hợp lý của hồ sơ. Điều này có thể dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu của hồ sơ tín dụng.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng chưa thật sự đầy đủ và chưa thực sự đánh giá đúng khả năng của khách hàng:

Bộ câu hỏi chấm điểm khách hàng chỉ bao gồm câu hỏi mang tính chất định tính, nội dung cịn giới hạn chưa đánh giá được các khách hàng thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do vậy, việc đánh giá khách hàng vay vốn nhiều khi chưa đúng với thực lực của khách hàng.

Một số chỉ tiêu còn quá trừu tượng, hoặc không thật sự cần thiết cho công tác chấm điểm tín dụng. Ví dụ như chỉ tiêu năng lực điều hành, tính năng động nhạy bén của lãnh đạo công ty, triển vọng ngành, vị thế cạnh tranh… đều là các chỉ tiêu khó đánh giá, hơn nữa có thể được thể hiện bởi các tiêu chí khác.

Khơng sử dụng trọng số trong việc chấm điểm các chỉ tiêu, nên không phân biệt được rõ tầm quan trọng của mỗi tiêu chí khác nhau. Hiện nay, theo tài liệu hướng dẫn chấm điểm tín dụng của VPBank, thì các tiêu chí đánh giá có mức độ quan trọng như nhau. Điều này thực chất là không hợp lý bởi mức độ này tùy từng thời điểm và đặc điểm của mỗi ngành kinh doanh.

 Việc kiểm tra sử dụng vốn vay cịn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa thường xun, việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được coi trọng như là một tất yếu của quy trình cho vay, từ đó dẫn đến một số khách hàng cịn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng.

 Công tác xử lý nợ xấu cịn một số vấn đề tồn tại, biện pháp tích cực thu hồi nợ ngay từ khi phát sinh nợ xấu chưa đươc coi trọng, chưa có phương pháp và cách thức theo dạng “cẩm nang” hướng dẫn toàn Chi nhánh trong việc thu hồi nợ xấu dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa được thực sự chủ động trong việc xử lý nợ tồn đọng, vẫn ỷ lại vào việc dùng dự phòng rủi ro để xử lý.

 Hệ thống công nghệ thông tin chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu: mặc dù VPBank thường xuyên đầu tư, nâng cấp, hồn thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên do mạng lưới ngày càng trải rộng, nên nhiều chi nhánh, PGD vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được cung cấp thơng tin kịp thời và chính xác để phục vụ cơng tác quản trị điều hành. Tính khơng ổn

định của công nghệ đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động và sự phát triển của từng chi nhánh cũng như toàn hệ thống.

 Đội ngũ nhân lực chưa thật sự đủ mạnh trong thời kỳ hội nhập: Trước tình hình hội nhập hiện nay, VPBank vẫn có nhiều cán bộ chưa đảm bảo trình độ ngoại ngữ hay khả năng sử dụng cơng nghệ thơng tin để có thể nghiên cứu, hiểu biết cụ thể về hoạt động của các ngân hàng trong nước và trên thế giới; số cán bộ nhân viên hiểu biết luật trong nước và quốc tế, các quy định chung của các định chế tài chính – tiền tệ trên thế giới liên quan hoạt động ngân hàng khơng nhiều. Rủi ro tín dụng trong những năm qua đã nói lên phần nào thực trạng chưa thành thạo nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên tín dụng. Ngồi ra, do khối lượng công việc nhiều và địa bàn hoạt động của các chi nhánh rộng nên việc tập trung cán bộ để truyền đạt chủ trương chính sách của nhà nước, định hướng hoạt động của ngành, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trong từng thời kỳ cũng như việc tập huấn nghiệp vụ với tất cả cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng khơng được thường xun và đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)