Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 33 - 37)

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ NHTM TRÊN THẾ

1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM trên thế giới

giới và bài học kinh nghiệm cho NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng

1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM trên thế giới giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Citibank (Mỹ)

Để quản trị rủi ro tín dụng, Citibank đã có những biện pháp sau:

Thứ nhất, Citibank có sự phân định rõ chức năng các ban trong cơ cấu tổ chức có liên quan đến quy trình tín dụng:

Ban lãnh đạo: Đây là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của Citibank.

Ban lãnh đạo phân bổ nguồn vốn, điều hành hoạt động của cả ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng. Ban lãnh đạo có trách nhiệm đề ra mức rủi ro của ngân hàng; đề ra những mục tiêu chiến lược và các quy định chung áp dụng trong toàn ngân hàng; kiểm tra lại quyết định cấp tín dụng của các cán bộ tín dụng nếu thấy nghi ngờ có khả năng gây ra thiệt hại về vật chất, hoặc ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.

lý rủi ro tín dụng hồn chỉnh, có hiệu quả; tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tư gián tiếp, dự đốn những tổn thất tín dụng; thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với luật, với quy định chung của ngân hàng; xem xét và chỉnh sửa chính sách tín dụng nếu thấy chúng có thể gây ra rủi ro bất thường; xem xét trao quyền cấp tín dụng cho những cán bộ có đủ năng lực; lập các báo cáo về đầu tư gián tiếp, tập trung đánh giá chất lượng các thơng tin rủi ro, tiến trình xử lý rủi ro đối với tất các các trường hợp quá hạn mức tín dụng cho phép.

Ban quản lý hạn mức tín dụng: Những người quản lý hạn mức tín dụng có

nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh, xem xét và thông qua các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng của khoản tín dụng đó. Những người quản lý hạn mức tín dụng cịn có trách nhiệm phát triển chiến lược kinh doanh, xét và duyệt cho vay các chương trình tín dụng, quản lý đầu tư gián tiếp và kiểm tra chất lượng, sửa chữa các thiếu sót khi cần.

Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Nhân viên của ban này ít nhất phải có 10

năm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp; đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng, về các chính sách và các thủ tục trong quản lý tín dụng; phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập.

Thứ hai, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay: viêc đánh

giá độ tin cậy của người đi vay tập trung vào những điểm chủ yếu theo truyền thống “Tín dụng 5 chữ C” như sau:

 Character of management: Năng lực quản trị của người vay.

 Financial capacity of the venture: năng lực tài chính của người vay.

 Collateral security: thế chấp đảm bảo khoản vay.

 Condition of the industry: Lĩnh vực mà người vay hoạt động.

 Condition of terms: các điều khoản và điều kiện tín dụng.

Để đưa ra một quyết định đúng đắn là chấp thuận hay từ chối cho vay thì phải đánh giá thận trọng dựa vào các chỉ tiêu đề ra. Việc xét duyệt cho vay bao gồm

quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc thanh toán đúng hạn của các khoản vay trước đó, kiểm tra và đánh giá tài sản thế chấp và đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay.

Thứ ba, Citibank có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt:

 Quyền cấp tín dụng được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực và tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên, chứ không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng.

 Quyền phê duyệt: ở Citibank, việc cấp tín dụng khơng do một người quyết định, mà được quyết định bởi ba cán bộ tín dụng, những người chịu trách nhiệm về cho vay và phải thông qua các chương trình tín dụng hay giao dịch tín dụng riêng lẻ.

1.4.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng KasiKorn (Thái Lan)

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-1998 hệ thống ngân hàng Thái Lan bị chao đảo, nhiều NHTM bị phá sản hoặc phải sát nhập. Tình hình đó buộc các ngân hàng phải xem lại tồn bộ chính sách, cách thức, quy trình trong hoạt động ngân hàng, trong đó đặc biệt là lĩnh vực tín dụng, nhằm giảm thiểu rủi ro. Để giải quyết vấn đề này, một loạt thay đổi cơ bản trong tín dụng đã được các ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt để. Trong đó trước hết phải kể đến kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của KasiKorn bank, đó là:

Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.

Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngun tắc trong tín dụng: Tại Kasikorn Bank, trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, khơng quan tâm đến dịng tiền của khách hàng vay, cho nên năm 1997-1999 nợ xấu có lúc lên tới 40%. Hiện nay ngân hàng đã thực hiện triệt để ngun tắc tín dụng, đặc biệt là thơng tin tín dụng. Khi khách hàng đến vay vốn cán bộ ngân hàng phải giải quyết được các vấn đề sau mới quyết định cho vay: tư cách của người vay, có tin tưởng họ được khơng? Hiệu quả kinh doanh của khách hàng, hoạt động nào thành công, hoạt động nào khơng thành cơng? Mục đích của khoản vay là gì? Nguồn trả nợ là gì? (dịng tiền tệ và khả năng trả nợ); ngân hàng có kiểm sốt được khách hàng sử dụng tiền

vay không? Khách hàng có năng lực, kiến thức về quản trị, điều hành doanh nghiệp khơng? Thực trạng tài chính của khách hàng?

Để giải đáp được các câu hỏi trên ngân hàng phải phân tích tài chính, trong đó rất coi trọng đến vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tư của khách hàng.

Cho điểm khách hàng: KasiKorn bank đã áp dụng xếp loại tín dụng như là

một công cụ quyết định tự động đối với các khoản vay tiêu dùng (thẻ tín dụng), cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp nhỏ.

Tuân thủ quyền phán quyết tín dụng: Kasikorn bank quy định việc quyết định

tín dụng theo mức tăng dần từ mức phán quyết của một người, đến một nhóm người, và cao nhất là của hội đồng quản trị, cụ thể như sau: 10 triệu bath:1 người chịu trách nhiệm; 100 triệu bath: 02 người chịu trách nhiệm; 3 tỷ bath: do hội đồng quản trị quyết định. Những khoản vay vượt quá hạn mức quy định trên, phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay.

Giám sát khoản vay: sau khi cho vay Kasikorn Bank rất coi trọng việc kiểm

tra, giám sát các khoản vay, bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường suyên giám sát và đánh giá khách hàng, xử lý kịp thời các tình huống rủi ro tín dụng.

Ngồi ra Kasikorn Bank luôn thường xuyên đào tạo, trau dồi nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng độc lập thực thi nhiệm vụ được phân cơng; đều áp dụng sổ tay tín dụng và có chính sách cho vay riêng đối với bất động sản là lĩnh vực có rủi ro cao.

1.4.1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của ING Bank (Hà lan)

ING Bank được coi là ngân hàng hàng đầu châu Âu về hiệu quả trong quản lý rủi ro tín dụng. Mơ hình mà ngân hàng này áp dụng có một số điểm chính như sau:

Về cơ cấu bộ máy: Mơ hình hiện đại đều có sự tách bạch rõ ràng giữa nhiệm

vụ quản lý rủi ro và việc thực hiện kinh doanh, đây là nguyên tắc hàng đầu để đảm bảo hiệu quả trong quản trị rủi ro. Hệ thống quản lý rùi ro tại ngân hàng này được

tách bạch hoàn toàn với bộ phận kinh doanh và khách hàng đồng thời được báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo cao nhất. Cơ cấu quản lý rủi ro tín dụng được tổ chức riêng bao gồm bộ phận chính sách và bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận xây dựng mơ hình tính tốn lượng hóa rủi ro.

Về thẩm quyền quản lý rủi ro: ý kiến của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng là

yêu cầu bắt buộc của các quyết định tín dụng. Ngân hàng có xu hướng áp dụng hình thức cấp hạn mức tín dụng trên cơ sở đề xuất của bộ phận kinh doanh/khách hàng, bộ phận rủi ro sẽ lập báo cáo đề xuất đánh giá độc lập đề nghị duyệt một hạn mức tín dụng phù hợp cho từng khách hàng trong một thời hạn thường là một năm và bộ phận kinh doanh/khách hàng được sử dụng hạn mức đó. Các khoản tín dụng vượt hạn mức này hoặc với các khách hàng chưa có hạn mức thì đều phải qua bộ phận quản lý rủi ro.

Thẩm quyền của bộ phận quản lý rủi ro còn được thể hiện việc tham gia vào hội đồng tín dụng. Các ngân hàng đều quy định mọi cấp hội đồng tư vấn tín dụng phải có thành viên từ bộ phận rủi ro và các thành viên phải chiếm một phần hai thành viên của hội đồng này.

Hệ thống giới hạn tín dụng: có nhiều loại giới hạn được sử dụng, với mỗi

khách hàng, ngân hàng áp dụng một giới hạn rủi ro tổng thể, dưới mức rủi ro tổng thể này, có hạn mức chia theo loại sản phẩm hoặc giao dịch cho vay, bao lãnh, phát hành thư tín dụng… Để đảm bảo quản lý tổng thể và linh hoạt việc xây dựng gới hạn này tuân thủ nguyên tắc: Mọi giới hạn giao dịch đều không vượt quá giới hạn tổng nhưng tổng các giới hạn sản phẩm lại luôn lớn hơn hoặc bằng hạn mức tổng thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)