TỔNG QUAN VỀ NHTMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 40 - 43)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh, tên viết tắt là VPBank, được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. VPbank chính thức khai trương và mở cửa giao dịch ngày 10/09/1993. Sau hơn 20 năm hoạt động, VPbank đã nâng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 9.000 cán bộ nhân viên.

Tầm nhìn: Đến năm 2017, VPBank trở thành một trong năm Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, một trong ba Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Giá trị cốt lõi:

 Khách hàng là trọng tâm

 Hiệu quả

 Tham vọng

 Phát triển con người

 Tin cậy

 Tạo sự khác biệt

Các mốc phát triển của VPbank (Xem Phụ lục 3)

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu trong giai đoạn 2010 – 2014: 2014:

Trong giai đoạn nhiệm kỳ 5 năm 2010-2014 dưới sự định hướng, quản trị và giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hiện tại, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, từng bước nâng tầm quy mơ, uy tín, vị thế và thương hiệu của Ngân hàng lên những nấc thang mới

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chính của VPBank

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 TH TH % tăng trưởng so với 2010 TH % tăng trưởng so với 2011 TH % tăng trưởng so với 2012 TH % tăng trưởng so với 2013 Tổng tài sản 59.807 82.818 38% 102.576 24% 121.264 18% 163.241 34,6% Nguồn vốn huy động 48.719 71.059 46% 91.372 29% 104.642 14,5% 147.117 40,1%

Dư nợ cho vay 25.324 29.184 15% 36.903 26% 52.474 42% 78.379 49,4%

Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,20% 1,82% 52% 2,72% 49% 2.81% 3% 2,54% 0.0

Lợi nhuận trước thuế

663 1.064 60% 853 -20% 1.354 59% 1.608 18,7%

Vốn điều lệ 4.000 5.050 26% 5.770 14,3% 5.770 0.0 6.347 10%

Vốn chủ sở hữu 5.204 5.996 15% 6.737 12% 7.727 15% 8.980 16,2%

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE)

Nhìn chung, trong năm năm qua, VPbank đã có được sự phát triển mạnh mẽ về các chỉ tiêu tài chính cơ bản. Cụ thể:

 Về chỉ tiêu tổng tài sản: Bảng 2.1 cho thấy tổng tài sản của VPBank không

ngừng gia tăng qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng cũng tăng lên tương ứng. Nếu như năm 2010 tổng tài sản là 59.807 tỷ VNĐ thì đến năm 2014 tổng tài sản là 163.241 tỷ VNĐ (tăng gần gấp 3 lần); tốc độ tăng bình quân hàng năm là từ 18%/năm đến 38%/năm. Điều này thể hiện được sự mở rộng quy mô và phát triển không ngừng của VPBank.

 Về tình hình huy động vốn: Mặc dù trong giai đoạn 2012-2013 VPbank gặp khá nhiều khó khăn trong huy động vốn, nhưng nhờ tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và giá trị gia tăng cũng như các tiện ích vượt trội cho khách hàng, tổng nguồn vốn huy động của VPBank vẫn giữ ổn định và tăng trưởng tốt qua các năm. Cụ thể, đến cuối năm 2014 tổng huy động vốn VPBank đạt 147.117 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ 2013.

 Về hoạt động cho vay: Có thể thấy tình hình cho vay của VPBank cũng gặp khá nhiều khó khăn trong giai đoạn 2010-2011, đây là giai đoạn mà diễn biến lãi suất và thanh khoản trên thị trường vẫn tiếp tục căng thẳng, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm, nhiều ngân hàng đã phải dừng cho vay. Tuy nhiên, nhờ VPBank áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng khách hàng trong thời kỳ kinh tế cịn khó khăn, dư nợ cho vay của VPBank vẫn tăng trưởng rất mạnh mẽ qua các năm. Cụ thể, năm 2010 dư nợ cho vay VPBank là 25.324 tỷ đồng thì đến cuối năm 2014 dư nợ cho vay đạt 78.379 tỷ đồng, dư nợ cho vay đều tăng trưởng qua các năm từ 15%/năm đến hơn 49%/năm.

 Về lợi nhuận trước thuế: Có thể thấy lợi nhuận trước thuế của VPBank trong năm 2012 (853 tỷ VND) có phần sụt giảm so với năm 2011 (1064 tỷ VND), tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thì mức lợi nhuận như trên là đáng khích lệ. Vượt qua giai đoạn đó, từ năm 2013, lợi nhuận trước thuế của VPBank luôn tăng trưởng qua các năm, cụ thể năm 2013 là 1354 tỷ VND, năm

2014 là 1608 tỷ VND, tỷ lệ tăng trưởng từ 18% đến 59%. Kết quả lợi nhuận đạt được giúp VPBank tiếp tục củng cố vị trí nằm trong nhóm các ngân hàng có lợi nhuận cao hàng đầu tại thị trường Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)