Áp dụng kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới vào hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 36 - 38)

1.5. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu Ngân hàng thương mại tại một số

1.5.3. Áp dụng kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới vào hoạt

động quản lý nợ xấu cho các NHTM tại Việt Nam

Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở mỗi quốc gia đều có những điểm đặc thù, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không giống với bất kỳ quốc gia nào, song cũng có những nét tương đồng với các Trung Quốc, Hàn Quốc. Nhìn vào

những nguyên nhân và biện pháp quản lý nợ xấu của 2 nước, ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam:

Chính phủ phải kết hợp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và tái cấu trúc doanh nghiệp. Thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo đề án đã được phê duyệt, qua đó giúp các ngân hàng hoạt động an tồn và hiệu quả, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Giống như việc Hàn Quốc đã làm, khi hệ thống ngân hàng khoẻ mạnh thì việc cơ cấu lại các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn.

Hệ thống ngân hàng cần được giám sát chặt chẽ hơn, cần tăng cường tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Ngay khi có vấn đề xảy ra, Chính phủ cần có những can thiệp nhanh chóng, kịp thời và toàn diện nhằm ngăn chặn được sự lan toả sâu và rộng của cuộc khủng hoảng, đưa nền kinh tế từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng.

Buộc các NHTM tăng dự phòng giống như Trung Quốc đã làm. Các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà khơng có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp.

Cần xây dựng hệ thống phân loại tín dụng nhằm lượng hố rủi ro tín dụng, thực hiện đồng thời việc xử lý nợ xấu với ngăn chặn và phòng ngừa nợ xấu phát sinh.

Cần sớm xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Một trong những công cụ của nhà nước để xử lý nợ xấu là công ty mua bán nợ VAMC. Để công cụ này hoạt động hiệu quả, VAMC cần có một bộ luật riêng về xử lý nợ xấu. Các AMC không chỉ làm trong sạch bảng cân đối kế toán của các NHTM, mà các AMC phải tìm cách phục hồi giá trị của các tài sản này ở mức cao nhất có thể. Các cơng ty này có cách thức và quy mơ hoạt động khác nhau tuỳ theo tình hình thực tế của mỗi nước. AMC của các quốc gia muốn thành công phải lựa chọn cơ chế xử lý phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính quốc gia đó. Các giải pháp thực hiện giải quyết nợ xấu thường được sử dụng là chuyển nợ thành vốn cổ phần, chứng khoán hoá nợ,

bán trực tiếp cho nhà đầu tư… Trong đó, có giải pháp hốn đổi các khoản nợ của tập đoàn kinh tế và DNNN với các NHTM cho vay (gồm cả các NHTM Cổ phần và NHTM có vốn Nhà nước chi phối) thành vốn cổ phần. Theo đó, sở hữu Nhà nước sẽ gia tăng trong một số NHTM (gồm cả NHTM cổ phần). Điều này tuy tốn chi phí nhưng sẽ tạo thuận lợi cho NHNN trong chỉ đạo việc hợp nhất, sáp nhập các NHTM phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Sự hỗ trợ từ Chính phủ cho sự hình thành và phát triển của AMC. Đế có được những thành cơng nhất định trong xử lý nợ xấu thì cả Hàn Quốc và Trung Quốc đều nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, từ cung cấp nguồn vốn cho đến những chính sách hỗ trợ hoạt động cho các AMC trong từng thời kỳ. Sự hỗ trợ từ Chính phủ đã giúp các AMC từ định hướng ban đầu, nguồn vốn khi thành lập và hệ thống chính sách pháp luật liên tục, thống nhất được coi là điều kiện đủ cho sự hình thành và phát triển bền vững của các AMC hoạt động xử lý nợ hiệu quả theo định hướng chính sách trong thời gian đầu và định hướng thị trường trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, tự bản thân AMC cũng cần chuẩn bị nguồn lực đủ mạnh về nhân lực, vốn, công nghệ để nắm bắt được thời cơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)