Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 93 - 98)

mại cổ phần Á Châu

Qua phân tích thực trạng trong chương 2, có thể thấy những hạn chế trong công tác quản lý nợ xấu tại ACB nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý nợ xấu gồm có nguyên nhân từ đội ngũ nhân lực ngân hàng, nguyên nhân từ môi trường kinh tế…Nhận diện được những nguyên nhân trên, tác giả đã đề ra những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ xấu tại ACB.

3.2.1. Giải quyết vấn đề “con người”

Từ kết quả phân tích ở chương 2 cũng như thực trạng cơng tác quản lý nợ xấu tại ACB cho thấy, một trong những nhân tố tác động gây ra nợ xấu tại ACB là do cán bộ tín dụng làm việc thiếu chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng các khoản cho vay. Nợ xấu rất dễ xuất hiện khi cán bộ tín dụng cố tình vi phạm quy trình tín dụng hay bỏ qua một vài bước trong quy trình để nhằm nhận được những lợi ích khác từ khách hàng, cụ thể là việc kiểm tra giám sát sau cho vay. Từ kết quả phân tích hồi quy trong chương 2, ta thấy rằng đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhân viên còn yếu kém là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu ACB. Do đó, cần yêu cầu mỗi cán bộ ngân hàng phải luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm lên hàng đầu. Với những cán bộ có thành tích tốt thì cần khen thưởng, thăng chức, với những cán bộ sai phạm thì cần đề ra biện pháp xử lý thích hợp: cảnh cáo, sa thải...qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.

Thêm vào đó, việc phân loại nợ và xếp hạng tín dụng lại phụ thuộc vào trình độ cán bộ tín dụng. Trình độ cán bộ tín dụng đóng vai trò then chốt trong việc sàng lọc được các khách hàng tốt, dự án tốt. Để có được sự đánh giá chính xác về khách hàng họ phải thực sự rất am hiểu khách hàng, lĩnh vực ngành nghề mà khách hàng

kinh doanh, môi trường khách hàng đang sống, cũng như phải có khả năng đánh giá, thẩm định dự án tốt. Do đó, ACB cần chú trọng chính sách giữ chân nhân viên có năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp lại làm việc thơng qua các hình thức: khen thưởng, tăng lương theo thâm niên...

Với chính sách tuyển dụng cán bộ mới: ACB cần xây dựng quy trình tuyển dụng cụ thể, đảm bảo thực hiện đúng, minh bạch quy trình này nhằm đảm bảo chất lượng tuyển dụng như mục tiêu đề ra.

Tổ chức đào tạo lại nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro. ACB cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo lại cán bộ tập trung vào: nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, các hoạt động kiểm toán,..nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý rủi ro.

3.2.2. Hoàn thiện và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vào phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng trên tồn hệ thống. phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng trên tồn hệ thống.

ACB dù đã áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ năm 2010, trong phân tích chương 2 có thể thấy dù đã đưa vào áp dụng được một thời gian nhưng hệ thống này vẫn cịn một số nhược điểm. Do đó, ACB cần phải chỉnh sửa hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, kết quả từ hệ thống này phản ánh chính xác mức độ rủi ro, giúp ACB có căn cứ trích lập DPRR.

Để làm được điều này ACB nên:

 Loại bỏ những tiêu chí trùng lắp, những tiêu chí đánh giá chưa đúng nguy cơ vỡ nợ của khách hàng

 Cần phải định kỳ rà soát lại hệ thống: kiểm tra và đánh giá kết quả xếp hạng hệ thống thường xuyên phải được thực hiện bởi một bộ phận kiểm tra độc lập trực thuộc ACB để có những phát hiện và chỉnh sửa kịp thời. Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá tổng thể và đề xuất cho Ban quản trị ngân hàng có những thay đổi cần thiết liên quan.

Dự phòng rủi ro được sử dụng trong trường hợp khách hàng bị giải thể, phá sản hoặc chết hoặc mất tích. Dự phịng cũng được dùng để xử lý rủi ro ngay khi các khoản nợ được xếp vào nhóm 5. Việc sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro được thực hiện theo nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mại tài sản không đủ bù đắp thì mới được sử dụng dự phịng chung. Sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp đối với các khoản nợ xấu cần thực hiện theo đúng quy định của NHNN và nên theo thứ tự: (i) những khoản nợ khơng có khả năng thu hồi, (ii) những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp, (iii) những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn. Với những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn thì hạn chế tối đa việc sử dụng dự phịng, ngân hàng có thể định ra một khoảng thời gian để xử lý nợ bằng giải pháp thu nợ trực tiếp trước khi sử dụng dự phịng.

Như đã phân tích trong chương 2, việc trích dự phịng tại ACB vẫn chưa tương xứng với mức độ rủi ro của từng khoản vay. Để trích lập và sử dụng dự phịng một cách hợp lý thì cần phải thực hiện phân loại nợ một cách khoa học, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng một cách chính xác kịp thời. ACB cần tăng cường trích lập DPRR để xử lý nợ xấu, tuy việc gia tăng trích lập có thể khiến ACB bị sụt giảm lợi nhuận đáng kể, nhưng xét trong tình hình hiện nay thì đây là phương pháp xử lý nợ xấu tốt cho ngân hàng.

3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay

Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay rất quan trọng đối với ngân hàng, từ kết quả phân tích nhân tố tác động đến nợ xấu tại ACB ta thấy rằng một trong những yếu tố tác động gây ra nợ xấu tại ngân hàng là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Thơng qua việc kiểm tra giám sát vốn vay có thể giúp ngân hàng xác định được khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết khơng, tình trạng sử dụng vốn vay như thế nào, khoản vay sử dụng có hiệu quả khơng, tình trạng khoản vay khơng bị xấu đi…qua đó giúp ngân hàng có thể nhận diện được những vấn đề có thể xảy ra từ đó có thể tìm được biện pháp ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra đối với phần vốn ngân hàng. Nhưng qua thực tế khảo sát cho

thấy, việc kiểm tra giám sát sau cho vay chỉ được thực hiện mang tính đối phó, khơng đánh giá đúng thực trạng tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Để có thể tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay, ngoài việc đề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng như đã đề cập ở trên thì ACB cũng cần chú trọng các vấn đề sau:

Việc kiểm tra không những phải được thực hiện định kỳ mà còn cả kiểm tra đột xuất khi có các vấn đề xảy ra như: giá cả sản phẩm đầu vào/đầu ra liên quan đến sản phẩm của khách hàng, khi có những thơng tin bất thường xảy ra với khách hàng hay gia đình khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng đang hoạt động bắt đầu rơi vào suy thoái, khách hàng không trả đúng gốc/lãi khi đến hạn thanh toán cho ngân hàng….nếu xảy ra bất kỳ vấn đề nào làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng thì cán bộ tín dụng cần phải thông báo ngay cho lãnh đão ngân hàng để kịp thời tìm biện pháp đối phó.

Để tránh tình trạng cán bộ tín dụng thực hiện sai, hay thậm chí khơng thực hiện việc giám sát sau cho vay, nên áp dụng hình thức kiểm tra chéo giữa các cán bộ tín dụng nhằm hạn chế tình trạng kiểm tra qua loa, hình thức.

3.2.5. Tăng cường hoạt động dự báo rủi ro

Với hệ số 0,206, cả hai biến Bất khả kháng và Mơi trường kinh doanh là nhóm có tác động lớn nhất gây ra nợ xấu tại ACB. Có thể thấy rủi ro của ACB chịu sự tác động rất lớn từ yếu tố bên ngoài. Dù đây là những yếu tố khơng kiểm sốt được, nhưng nếu biết dự báo trước những vấn đề có thể xảy ra thì ACB vẫn có thể chủ động hơn trong cơng tác quản lý nợ xấu. ACB cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro có thể tác động tới khách hàng của mình, ngay từ khi khoản vay cịn xếp trong nhóm 1, và có dấu hiệu khoản vay có khả năng chuyển sang nhóm nợ cao hơn.

3.2.6. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng có vai trị quan trọng trước khi ngân hàng quyết định cho vay, giúp ngân hàng

phịng ngừa được những rủi ro có thể xảy ra, qua đó có thể hạn chế phát sinh nợ xấu trong ngân hàng. Quy trình thẩm định tín dụng tại ACB được xây dựng khá hoàn chỉnh, đánh giá được hầu hết những vấn đề liên quan đến khách hàng, khả năng tài chính…Tuy nhiên, do sự thay đổi thường xuyên của hệ thống pháp luật, sự phát triển kinh tế, việc mở rộng quy mơ kinh doanh nên quy trình này cũng có những khe hở, làm cho quy trình trở nên lỏng lẻo. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng hồn thiện quy trình thẩm định để phù hợp với những thay đổi trong nền kinh tế.

Ngân hàng cần đưa ra các hướng dẫn chi tiết trong việc thẩm định các chỉ tiêu định tính, khơng để xảy ra tình trạng các nhân viên tín dụng đánh giá các chỉ tiêu này theo ý kiến chủ quan, dễ xảy ra tình trạng gian lận, lừa đảo.

Trong q trình thẩm định, ngân hàng phải ln u cầu nhân viên thẩm định thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình thẩm định, khơng bỏ qua bất kỳ bước nào.

3.2.7. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm sốt nội bộ

Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ ngân hàng rất quan trọng, qua đó có thể giúp ngân hàng phát hiện, ngăn chặn những sai phạm trong quá trình quản lý rủi ro. Thơng qua hoạt động kiểm sốt cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra. Để nâng cao vai trị của cơng tác kiểm sốt nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, hoạt động kiểm tra nội bộ cần phải thực hiện cả định kỳ và đột xuất, kết hợp với việc giám sát rủi ro cho từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng để đưa ra nhiều biện pháp kịp thời tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng.

Tăng cường đạo tạo nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ kiểm toán để cán bộ kiểm toán trong quá trình làm việc có thể thực hiện một cách cơng bằng, tránh tình trạng cả nể trong kiểm tra.

Bên cạnh đó, hệ thống kiểm sốt nội bộ cần được thường xuyên tự đánh giá bởi vì việc này sẽ có tác dụng phịng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.

3.2.8. Tăng cường hoạt động xử lý nợ

Chủ động đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp từ con nợ khi khơng có khả năng cứu vãn được khoản vay. Để thực hiện được điều này đòi hỏi ACB cần rà soát lại các khoản vay, đánh giá khả năng thu hồi để có chính sách cho từng khách hàng trên cơ sở cơ cấu lại con nợ như tái cơ cấu nợ, giãn nợ hay miễn giảm lãi.

Chủ động xử lý các TSĐB (tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản tòa tuyên án giao cho ngân hàng theo bản án). ACB cho vay với nguyên tắc chú trọng vào TSĐB, do đó, ACB có lợi thế về thu nợ từ nguồn này rất cao, hoạt động này cần được đẩy mạnh hơn nữa. Trước hết ngân hàng cần phải định giá được TSĐB trên các phương diện: tính sở hữu, tính pháp lý, và khả năng phát mại trên thị trường từ đó có kế hoạch hành động hợp lý: (i)Với những tài sản dễ luân chuyển và có khả năng phát mại trên thị trường, có đủ điều kiện về mặt pháp lý thì ngân hàng cần tiến hành kế hoạch thu nợ ngay; (ii) với các TSĐB có đủ điều kiện về mặt pháp lý nhưng tính ln chuyển thấp thì ngân hàng cần phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện thanh lý tài sản thu hồi vốn cho ngân hàng qua các hình thức bán nợ trên thị trường hoặc bán qua các trung tâm bán đấu giá ; (iii) với những TSĐB được tòa tuyên án giao cho ngân hàng thì ngân hàng cần tổng hợp và chủ động phối hợp với cơ quan thi hành án nhanh chóng thu hồi và nhận tài sản xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)