2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
ACB được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
• Vốn điều lệ: : 9.376.965.060.000 đồng (Bằng chữ: Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu khơng trăm sáu mươi nghìn đồng.) • Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. • Số điện thoại: (84.8) 3929 0999
• Số fax: (84.8) 3839 9885 • Website: www.acb.com.vn • Mã cổ phiếu: ACB
Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam những năm 1990, việc xác định “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng còn rất mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam.
Với tầm nhìn đúng đắn của mình, ACB dần khẳng định được vị trí dẫn đầu trong hệ thống NHTM tại Việt Nam ở lĩnh vực bán lẻ. Ngay từ khi ấy, Ban lãnh đạo ACB cũng đã bắt đầu thiết lập nguyên tắc kinh doanh: “Quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả”, với quan điểm đặc biệt thận trọng trong việc cấp tín dụng.
Cùng với những bước chuẩn bị từ năm 1997, năm 2000-2004, Ban lãnh đạo ACB đã quyết định tiến hành tái cấu trúc ngân hàng, với việc thay đổi cơ cấu tổ chức, đảm bảo tính xuyên suốt trong toàn hệ thống, coi đây như một bộ phận của
chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công tác quản trị điều hành và công tác quản trị nhân lực cũng được ACB đánh giá là trọng tâm phát triển.
Trong định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn 2020, ACB nhấn mạnh tới chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. Tuy nhiên ACB đã ứng phó tốt sự cố; và nhanh chóng khơi phục tồn bộ số dư huy động tiết kiệm bằng đồng Việt Nam chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. ACB đã lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trương của NHNN. ACB cũng thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm; bước đầu hồn chỉnh khn khổ quản lý rủi ro về mặt quy trình chính sách; và thành lập mới 16 chi nhánh và phòng giao dịch.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, không thể phủ nhận ACB đã tạo lập được chỗ đứng khá vững chắc trong lòng khách hàng.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh qua từ năm 2011 – 2015
Bảng 2.1: Thu nhập - Chi phí ACB từ năm 2011- 2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Thu nhập 7.647 5.835 5.650 5.983 7.226
Chi phí 3.444 4.792 4.615 4.767 5.911
Lợi nhuận 4.203 1.043 1.035 1215 1.314
Qua hình trên có thể thấy vào năm 2011, ACB đạt lợi nhuận cao nhất trong 5 năm ở mức 4.203 tỷ đồng. Tuy nhiên sang năm 2012, 2013 lợi nhuận ACB có sự giảm sút rõ rệt. Trong năm 2012 theo quy định của NHNN, ACB buộc phải đóng trạng thái vàng đây là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận ACB sụt giảm. Việc huy động vốn bằng vàng chiếm đến 1/3 nguồn vốn huy động của ACB nên khi đóng trạng thái tại thời điểm giá cao đã khiến ACB chịu khoản lỗ lên tới 1.700 tỉ đồng. Thêm vào đó, việc một thành viên Hội đồng sáng lập ACB bị bắt khiến ACB phải cung ứng 28.000 tỉ đồng cho khách hàng rút tiền trước thời hạn, và một loạt thành viên cấp cao từ nhiệm gây nhiều khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Kết quả là dư nợ cho vay không tăng, tổng tài sản giảm mạnh, dẫn đến lợi nhuận sụt giảm. Năm 2013, 2014, 2015, dù thu nhập từ hoạt động kinh doanh khả quan nhưng do ACB phải tăng mạnh chi phí trích lập dự phịng rủi ro khiến cho lợi nhuận ACB đạt thấp.
2.2. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Bảng 2.2: Tổng dư nợ cho vay - Tốc độ tăng trưởng dư nợ ACB từ năm 2011 - 2015 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Dư nợ 102.809 102.815 107.190 116.324 134.031.804 Tốc độ tăng trưởng 0 0.01% 4.26% 8.52% 15.22%
Nhìn vào bảng, ta thấy dư nợ cho vay của ACB tăng liên tục từ năm 2011 - 2015. Kể từ năm 2012, ACB đã chủ động tăng trưởng dư nợ với kỷ luật chặt chẽ, đảm bảo hài hòa mục tiêu quản lý rủi ro và tăng trưởng.
Năm 2011, dư nợ cho vay của ACB đạt 102.809 tỷ đồng, gấp 1,5 lần bình qn ngành, cho thấy ACB đã tích cực đẩy mạnh hoạt động cho vay. Tuy thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2010 nhưng trong giai đoạn này NHNN thực hiện chính sách áp trần tăng trưởng tín dụng dưới 20%, do đó tốc độ tăng trưởng này là hợp lý.
Giai đoạn từ 2011 – 2014: chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn khi thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho liên tục gia tăng, sức mua giảm sút. Nhu cầu và khả năng vay vốn đầu tư kinh doanh, tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư bị giảm sút, việc tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng gặp nhiều khó khăn. Năm 2012, tăng trưởng dư nợ của ACB chỉ đạt mức thấp là 0,01% nhưng ACB cũng đã áp dụng nhiều giải pháp để củng cố và phát triển hoạt động cấp tín dụng.
Năm 2013, kinh tế thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, lại chịu tác động của khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2011, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề. Nhờ những nỗ lực của Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt với quan điểm “ưu tiên ổn định vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội”, nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi. Nhưng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn cịn gặp phải rất nhiều khó khăn do tổng cầu sụt giảm, nhu cầu và khả năng vay vốn doanh nghiệp và dân cư vẫn còn hạn chế.
Thêm vào đó, biến cố tháng 8/2012 vẫn còn ảnh hưởng lên hoạt động của ACB, nhưng ACB đã nỗ lực khắc phục các khó khăn. Năm 2013, ACB có tốc độ tăng trưởng cao hơn so năm 2012 và tăng trưởng khả quan so với mức bình qn của tồn ngành. Dư nợ tín dụng của ACB năm 2013 đạt 107.190 tỷ đồng, tăng 4,26% so với năm 2012.
Năm 2015, dư nợ cho vay khách hàng đạt 134 ngàn tỷ, tăng 18 ngàn tỷ đồng (15.2%) so cuối năm 2014, đạt mức tăng trưởng cao nhất của ACB kể từ năm 2012 trở lại đây, đạt mức tối đa theo hạn mức phân bổ của NHNN.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay ACB theo ngành từ năm 2011 - 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Thương mại 36.748.899 33.197.034 27.095.125 28.220.351 30.329.878 Nông lâm nghiệp 333.288 518.14 1.037.612 937.475 996.535 Sản xuất và gia công
chế biến 15.188.861 13.270.504 20.896.900 21.186.829 21.150.412 Xây dựng 4.862.518 3.343.992 3.806.157 4.279.018 5.474.991 Dịch vụ cá nhân và
cộng đồng 35.318.919 43.692.871 1.001.678 1.211.384 1.873.507 Kho bãi, giao thông
vận tải và thông tin
liên lạc 3.070.449 2.386.365 3.150.961 2.791.264 2.466.702 Giáo dục và đào tạo 105.762 101.094 116.841 146.458 141.006 Tư vấn và kinh doanh
bất động sản 1.449.056 1.079.051 2.205.845 2.265.001 2.541.278 Nhà hàng và khách
sạn 2.174.478 1.816.546 1.707.964 1.934.505 2.369.511
Dịch vụ tài chính 703.532 631.529 100 246.055 9.217
Các ngành nghề khác
và cho vay cá nhân 2.853.394 2.777.722 46.170.838 53.105.715 66.678.767
Tổng 102.809.156 102.814.848 107.190.021 116.324.055 134.031.804
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên ACB
Theo số liệu cho thấy, trước năm 2012, ngành nghể kinh doanh chính của ACB là cho vay thương mại, sx và gia công chế biến, dịch vụ cá nhân và cộng đồng. Dư nợ cho vay bất động sản rất ít, nên rủi ro từ việc tiềm ẩn nợ xấu trong cho vay bất động sản không phải là nỗi lo lớn của ACB. Từ năm 2012, với định hướng khách hàng mục tiêu mới là khách hàng cá nhân, Doanh nghiệp nhỏ và vừa, ACB đã đưa ra các chương trình cho vay ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng, đặc biệt là trong những giai đoạn kinh tế khó khăn. Cho vay KHCN đạt 65 nghìn tỷ đồng vào cuối 2015, tăng 25%, tiếp tục đóng vai trị đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng cho vay của ngân hàng.
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay ACB theo đối tượng năm 2011 - 2015
Đơn vị tính: %
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Doanh nghiệp Nhà nước 3.23% 3.18% 2.50% 0.002% 1.238% Công ty Cổ phần, công
ty TNHH, DNTN 60.61% 52.91% 54.11% 51.852% 48.265% Công ty liên doanh 0.49% 0.30% 0.50% 1.048% 0.594% Công ty 100% vốn nước
ngoài 0.79% 0.46% 0.36% 1.264% 1.187%
Hợp tác xã 0.02% 0.03% 0.03% 0.040% 0.048%
Cá nhân và khách hàng
khác 34.87% 43.13% 42.49% 45.792% 48.666%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên ACB
Dư nợ cho vay ACB theo đối tượng tập trung chủ yếu và đối tượng là công ty Cổ phần, công ty TNHH, DNTN và cá nhân. Có thể thấy, chiến lược tập trung dư nợ vào đối tượng doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN, vừa là nguồn thu quan trọng cho ACB trong giai đoạn kinh tế phát triển, nhưng vừa mang lại nhiều tiềm ẩn rủi ro nợ xấu cho ACB khi kinh tế rơi vào khó khăn, điển hình là vào năm 2011, 2012. Do đó, từ năm 2011, ACB đã đẩy mạnh hoạt động cho vay với nhóm khách hàng cá nhân để gia tăng dư nợ, cũng như đa dạng hóa danh mục cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro nợ xấu có thể gia tăng. Đến năm 2015, tỷ trọng cho vay công ty Cổ phần, công ty TNHH, DNTN và cá nhân tương đương nhau, cho thấy ACB có nhiều chiến lược tích cực, hiệu quả nhằm gia tăng dư nợ nhóm KH cá nhân.