Phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 56 - 63)

2.3. Thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại NHTM cổ phần Á Châu

2.3.3.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Xây dựng quy trình tín dụng

Để có thể phịng ngừa nợ xấu phát sinh ACB đã đề ra quy trình cho vay đối với từng nhóm khách hàng. Quy trình gồm nhiều bước tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng, và được áp dụng trong toàn bộ hệ thống ACB. Các bước cơ bản và những bước nhỏ, về nguyên tắc không giống nhau giữa các đối tượng khách hàng và kì hạn nợ, nhưng đều có các bước cơ bản:

 Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

 Thẩm định khách hàng và lập tờ trình: Phân tích thẩm định về khách hàng vay vốn, Phân tích và thẩm định phương án vay vốn/dự án đầu tư, Phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay, Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng

 Trình và phê duyệt cấp tín dụng

 Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng

 Lập hợp đồng tín dụng/ Khế ước nhận nợ  Thực hiện cấp tín dụng

 Quản lý, sử dụng mức cấp tín dụng và hồ sơ tín dụng  Quản lý, giám sát và thu hồi nợ

 Thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản, lưu trữ hồ sơ  Xây dựng mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ

Từ tháng 1 năm 2011, ACB đã thực hiện ứng dụng xếp hạng tín dụng nội bộ vào việc phân nhóm nợ và trích lập dự phịng. Mục đích của việc chấm điểm tín dụng là để đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Thang điểm mà ACB áp dụng được sự tư vấn của công ty Ernst & Young dựa trên phương pháp chuyên gia có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng của ACB gồm các thành phần sau:  Hệ thống xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tiêu dùng  Hệ thống xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân kinh doanh  Hệ thống xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân đầu tư  Hệ thống xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp

ACB thực hiện việc xếp hạng tín dụng mỗi đối tượng khách hàng thông qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính đến các yếu tố ảnh hưởng: ngành nghề hoạt động, loại hình sở hữu, quy mô hoạt động...Các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, bổ sung cho nhau nhằm giảm thiểu sai sót. Điều này giúp người phê duyệt dễ dàng phát hiện các sai sót trong q trình chấm điểm của cán bộ tín dụng.

Tuỳ vào tổng số điểm đạt được mà các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân vào các nhóm nợ tương ứng với mức độ rủi ro trong bảng 2.8.

Bảng 2.8: Xếp loại chấm điểm khách hàng

Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro Nhóm nợ

90-100 AAA Nợ đủ tiêu chuẩn 1

80-90 AAA Nợ đủ tiêu chuẩn 1

75-80 A Nợ đủ tiêu chuẩn 1

70-75 BBB Nợ cần chú ý 2

65-70 BB Nợ cần chú ý 2

60-65 B Nợ dưới tiêu chuẩn 3

56-60 CCC Nợ dưới tiêu chuẩn 3

53-56 CC Nợ dưới tiêu chuẩn 3

45-53 C Nợ nghi ngở 4

20-45 D Nợ có khả năng mất vốn 5

Nguồn: Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu

Việc phân loại nợ được tiến hành định kỳ hàng quý, trên cơ sở đánh giá và xếp hạng lại khách hàng. Thời điểm chấm điểm tín dụng được quy định như sau:

 Chấm điểm định kỳ: 3 tháng/lần  Các trường hợp chấm điểm đột xuất:

o Ngay sau khi khách hàng có thay đổi về cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh, tăng hoặc giảm vốn điều lệ/ vốn chủ sở hữu, hình thức sở hữu doanh nghiệp (như: chia tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức, cổ phần hố hoặc thay đổi chủ sở hữu…) thì trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin trên, các đơn vị phải thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng.

o Nếu trong tháng khách hàng có phát sinh nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại ACB và/hoặc tại các TCTD khác thì các đơn vị phải thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng trong vòng 5 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo.

Việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp ACB ước lượng và tính tốn được rủi ro và tổn thất cho các khoản vay. Qua đó, có thể giúp ngân hàng nhận diện các khoản nợ xấu, và ngun nhân phát sinh của nó. Nhìn vào bảng 2.5, có thể thấy ACB đã phân nhóm khách hàng thành 10 nhóm khác nhau, mỗi nhóm có số điểm khác nhau thể hiện mức độ rủi ro của từng nhóm. Tuy vậy, theo QĐ 493 thì việc trích lập DPRR chỉ được chia thành 5 nhóm, do đó nhiều nhóm khách hàng có thể được trích lập dự phịng giống nhau dù mức độ rủi ro khác nhau.

Bảng 2.9 : Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ từ năm 2011 - 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ nhóm 3 274.973 747.218 656.798 293.035 174.499 Nợ nhóm 4 345.655 673.361 463.358 444.308 530.241 Nợ nhóm 5 297.339 1.150.391 2.122.533 1.795.905 1.065.953 TỔNG 917.967 2.570.970 3.242.689 2.533.248 1.770.693

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên ACB

Hình 2.1 : Nợ xấu theo nhóm nợ

Nguồn: Tính tốn của tác giả 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ xấu theo nhóm nợ Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5

Nhìn vào hình có thể thấy, trong cơ cấu nợ xấu ACB thì nợ nhóm 5 ln chiếm tỷ trọng cao. Năm 2011, ACB kiểm soát nợ xấu khá tốt, nợ xấu ở mức thấp. Đến năm 2012, ACB có sự gia tăng nợ xấu đột biến, tổng nợ xấu của ACB trong năm 2012 ở mức 2.570,97 tỷ đồng, tăng 2,8 lần so năm trước đó, với mức tăng mạnh nhất tại nhóm nợ có khả năng mất vốn. Nợ có khả năng mất vốn tại ACB ở mức khá lo ngại với 1.150,4 tỷ đồng, tăng 3,87 lần so với năm 2011, trong khi đó, nợ dưới chuẩn cũng đã tăng mạnh 2,7 lần và nợ nghi ngờ tăng 1,95 lần.

Các khoản vay khiến cho nợ có khả năng mất vốn của ACB cao, chủ yếu là của khách hàng doanh nghiệp, nợ xấu trong nhóm khách hàng cá nhân khơng nhiều. Nợ xấu ACB tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp thủy hải sản có quan hệ với thị trường thế giới, nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản rất ít. Ngồi ra, những kết quả khơng mấy khả quan này của ACB còn gắn với 1 năm không thuận lợi của ngân hàng khi xảy ra vụ việc một thành viên HĐQT của ACB bị bắt vào tháng 8. Bên cạnh đó, ACB cũng đang dính đến các sự kiện ảnh hưởng đến hình ảnh và hoạt động kinh doanh như: vụ lừa đảo của bà Huỳnh Thị Huyền Như, vụ tranh chấp căn nhà 446- 448 Nguyễn Thị Minh Khai, Cùng với những cú sốc nói trên và áp lực phải đóng trạng thái vàng theo yêu cầu của NHNN - mà theo đó ACB lỗ 1.700 tỷ đồng, cổ phiếu ACB đã giảm một mạch từ mức 25.900 đồng/cp xuống tới gần 15.000 đồng/cp.

Năm 2013, ACB vẫn cịn khoản cho vay 5.867 tỷ đồng, đối với nhóm 6 cơng ty có liên quan đến thành viên Hội đồng quản trị ACB, và 2 khoản cho vay tổ chức tín dụng khác vẫn chưa thể thu hồi. Và những khoản tiền gửi lớn tại các tổ chức tín dụng khác (trong đó có món tiển 772 tỷ đồng khơng có tài sản đảm bảo) vẫn chưa có biện pháp thu hồi. Dự kiến nợ xấu ACB sẽ còn tăng mạnh khi các khoản nợ này đến thời gian đáo hạn.

Trong báo cáo tài chính năm 2014, tỷ lệ nợ xấu ACB đã giảm đáng kể xuống còn 3.02%, Giá trị nợ xấu đã giảm ở tất cả các nhóm; trong đó nợ dưới tiêu chuẩn giảm hơn 55% còn 293 tỷ đồng, nợ nghi ngờ giảm 5% còn 444 tỷ đồng và nợ có

khả năng mất vốn giảm 15% xuống còn 1.795 tỷ đồng, đạt được kết quả này là do ACB tích cực trích lập dự phịng và bán lại các khoản nợ xấu cho VAMC.

Nhờ nỗ lực xử lý, kiểm soát quyết liệt hơn nên dư nợ xấu của ACB giảm mạnh xuống còn 1.770 tỷ đồng vào cuối 2015. Việc tăng trích lập dự phịng đạt 87% trên tổng quy mô nợ xấu đã giúp ACB chủ động xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2015 vấn đề xử lý nợ xấu tồn đọng của ACB ở các nhóm khách hàng lớn vẫn chưa hồn thành, trong đó có món nợ xấu liên quan đến nhóm 6 cơng ty của nguyên một thành viên HĐQT ACB. Ngồi ra, ACB cịn 2 món nợ lớn liên quan đến khoản tiền gửi tại 2 NHTM vẫn chưa thu hồi được. Đây là hai ngân hàng đã bị NHNN mua lại để trực tiếp xử lý tái cơ cấu do hoạt động yếu kém, thua lỗ. ACB chỉ tiến hành hoán đổi nợ lấy trái phiếu. Dù vậy, việc đổi nợ lấy trái phiếu doanh nghiệp thực chất chỉ là biện pháp kỹ thuật chuyển đổi con nợ từ NHTM sang doanh nghiệp, mà ACB vẫn chưa thu hồi được tiền.

Xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng

Hiện nay, có 2 mơ hình quản lý rủi ro tín dụng đang được sử dụng, đó là:

Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán là cách thức tổ chức quản lý rủi ro

dựa trên nguyên tắc phân tán quyền quyết định cho các cơ sở. Trong đó, phịng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

 Ưu điểm:

- Cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ

- Phù hợp với ngân hàng quy mô nhỏ, nhiều chi nhánh.  Nhược điểm:

- Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.

- Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thơng qua chính sách tín

dụng. Do đó, hoạt động kiểm sốt và quản lý rủi ro của cả hệ thống kém hiệu quả hơn.

Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung là cách thức tổ chức quản lý rủi ro

dựa trên nguyên tắc tập trung tại một bộ phận trong đó quyền quyết định tập trung ở trung ương.

 Ưu điểm:

- Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mơ tồn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.

- Thiết lập và duy trì mơi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.

- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho tồn hệ thống.

- Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.  Nhược điểm:

- Mơ hình này địi hỏi mất nhiều thủ tục, thời gian và công sức.

- Để có thể áp dụng tốt mơ hình này thì cần có các yếu tố hỗ trợ về công nghệ, hệ thống thông tin quản lý tồn diện, và cần có 1 đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro có bề dày kinh nghiệm. Do đó, nếu khơng hội đủ các điều kiện này thì việc áp dụng mơ hình này chỉ mang tính hình thức, khơng hiệu quả.

Theo khuyến cáo của ủy ban Basel, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, các NHTM Việt Nam nên áp dụng mơ hình quản lý rủi ro tập trung.

Nhận thấy những ưu điểm của mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, ACB đã áp dụng mơ hình quản lý rủi ro tập trung vào hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng. Tại ACB đều có Hội đồng quản trị và Uỷ ban Quản lý rủi ro ACB. Uỷ ban

Quản lý rủi ro là cơ quan tham mưu cho Hội đồng Quản trị về các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro, đảm bảo Ngân hàng có một khn khổ, các chính sách và quy trình quản lý rủi ro hiệu quả.

Vào tháng 6/2013, Uỷ ban Quản lý rủi ro thay đổi tổ chức và hoạt động nhằm tăng cường công tác quản trị và quyền hạn quyết định các hạn mức rủi ro và/hoặc các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro theo ủy quyền của Hội đồng Quản trị. Uỷ ban Quản lý rủi ro họp hai tháng một lần hoặc khi có vấn đề phát sinh để đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro gắn liền với hoạt động điều hành kinh doanh của Ngân hàng.

Trong năm 2013, Uỷ ban Quản lý rủi ro ACB đã xem xét và quyết định danh mục các rủi ro trọng yếu trong hoạt động của Ngân hàng và thiết lập các hành động ưu tiên nhằm quản lý các rủi ro đó. Trong đó, việc quản lý, thu hồi, và xử lý nợ xấu là mục tiêu quan trọng. Trung tâm Quản lý nợ đã được thành lập vào tháng 9/2013 trên cơ sở hợp nhất các trung tâm thu nợ của Khối Khách hàng cá nhân và Khối Khách hàng doanh nghiệp. Trung tâm này chịu trách nhiệm quản lý quá trình thu nợ xuyên suốt để nâng cao hiệu quả cơng tác cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, quản lý và thu hồi nợ đối với khách hàng có quan hệ tín dụng.

Bên cạnh đó, Uỷ ban Quản lý rủi ro cũng tăng cường các chương trình hành động quản lý rủi ro vận hành liên quan đến công nghệ thông tin, rủi ro gian lận, hoạt động kinh doanh liên tục và rủi ro pháp lý. Ngoài ra, Uỷ ban Quản lý rủi ro đang trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng khung quản lý rủi ro, thiết lập khẩu vị rủi ro và mức chịu đựng rủi ro cho phù hợp với lộ trình mà NHNN đưa ra nhằm tăng cường chức năng quản lý rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)